Triệu chứng thường gặp và các phương pháp chẩn đoán cúm A

Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:

Cúm A là một loại bệnh do virus,  bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan. Nếu mắc bệnh, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà và tránh lây nhiễm cho người khác. Tiêm phòng có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm A.

Cúm A có biểu hiện như thế nào?

Khi bị cúm A bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng thường gặp sau:

Các triệu chứng của tình trạng nhiễm virus cấp

Là bệnh do virus gây ra, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng điển hình của việc nhiễm các loại virus sau:

  • Sốt và ớn lạnh: Sốt cao đột ngột, nhiệt độ thường 39 – 40 đô. Trong cơn sốt bệnh nhân thường rất mệt mỏi, các thuốc hạ sốt thường có hiệu quả thấp nên cần kết hợp nhiều biện pháp hạ sốt khác nhau.
  • Nhức đầu và đau cơ
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Đối với trẻ em: trẻ có thể bị tiêu chảy và nôn dẫn đến mất nước, ngủ li bì, bỏ bú, lười vận động.

Những triệu chứng trên hô hấp

Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cúm

Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cúm

  • Hắt hơi và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Đau họng và ho
  • Thở khò khè thường xuất hiện ở trẻ em

Những biểu hiện của các tình trạng nặng

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị tại nhà và thường không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng nặng của bệnh cúm, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Đối với người lớn, các dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp có thể bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Tức ngực
  • Chóng mặt liên tục
  • Co giật
  • Các triệu chứng của cúm diễn biến dài ngày không thuyên giảm sau 7 ngày.
  • Yếu nghiêm trọng hoặc đau cơ

Các dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Đau tai, dịch chảy ra từ tai
  • Khó thở
  • Môi tím
  • Tức ngực
  • Mất nước: Môi khô, da khô lạnh, thóp lõm hơn, mắt trũng
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Co giật, mê sảng
  • Các triệu chứng của cúm diễn biến dài ngày không thuyên giảm sau 7 ngày.

Những dấu hiệu nặng nêu trên thường báo hiệu các biến chứng của cúm, cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi có triệu chứng của cúm cần làm gì?

Khi có những biểu hiện nhẹ

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị tại nhà và thường không cần đến gặp bác sĩ. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nên được thực hiện:

Nghỉ ngơi

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mất sức. Ngủ là một lựa chọn tốt, giúp bệnh nhân nghỉ ngơi và hồi phục hệ thống miễn dịch.

Bổ sung nước và điện giải

Bổ sung điện giải bằng các loại súp, nước cháo loãng, nước dừa hoặc bằng các loại dịch bổ sung đường uống như Oresol.

Hạ sốt

Sốt là triệu chứng phổ biến ở người mắc cúm A

Sốt là triệu chứng phổ biến ở người mắc cúm A

Sốt là biểu hiện phổ biến của cúm A. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol và Ibuprofen hoặc kết hợp cả 2 xen kẽ nếu thời gian giữa hai cơn sốt không quá 4h. Với trẻ em, cần cân nhắc liệu dùng dựa trên cân nặng, và có thể dùng loại thuốc nhét hậu môn nếu trẻ không thể uống thuốc.

Bổ sung Vitamin C và Kẽm

Có thể bổ sung bằng các loại nước hoa quả, vi chất nhằm củng cố hệ thống miễn dịch.

Thuốc kháng virus

Hiện tại, có ba loại thuốc kháng vi-rút được khuyên dùng để điều trị bệnh cúm: oseltamivir (Tamiflu®), zanamivir (Relenza®) và peramivir (Rapivab®). Những loại thuốc này có thể điều trị các trường hợp mắc cả cúm A và B và hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có các triệu chứng cúm, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng là rất quan trọng.

Giữ ẩm và ấm đường hô hấp

Rửa mũi và sức họng bằng nước muối sinh lý, sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng để tạo hơi ẩm nếu vào mùa đông. Việc giữ hơi ấm và ẩm giúp hạn chế bội nhiễm và các biến chứng khác của cúm.

Phòng tránh lây lan

Bệnh cúm A cực kỳ dễ lây lan nên cần bảo vệ sức khỏe của mọi người xung quanh đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh nền. Người bệnh nên tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người, dùng riêng các đồ vệ sinh cá nhân cùng như bát đĩa, giữ vệ sinh cá nhân.

Khi có những biểu hiện nặng

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp của bệnh cúm, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đối với người lớn,

Phương pháp giúp chẩn đoán cúm

Xét nghiệm Real Time PT-PCR

Nhạy và đặc hiệu và có thể phân biệt các tuýp cúm và các tuýp cúm phụ. Nếu xét nghiệm này thực hiện nhanh chóng, kết quả có thể được sử dụng để chọn liệu pháp kháng vi rút thích hợp; nó cũng cần phải được thực hiện khi có nghi ngờ cúm trên bệnh nhân nằm viện vì điều trị bằng thuốc kháng vi rút sẽ thường được chỉ định. Ngoài ra, các xét nghiệm này có thể ngăn ngừa việc sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn không cần thiết và việc xác định vi rút cúm cụ thể có thể có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm trùng

Xét nghiệm PCR cho kết quả nhanh và chính xác trên bệnh nhân cúm

Xét nghiệm PCR cho kết quả nhanh và chính xác trên bệnh nhân cúm

Phân lập virus cúm (ít làm)

Tuy không phải xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm có được, thường ít làm trên lâm sàng vì đòi hỏi phòng vi sinh hiện đại.

Chẩn đoán huyết thanh

Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu xét nghiệm của bạn. Tuy nhiên loại xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thường không phổ biến để phát hiện virus cúm trong quá trình điều trị.

Test nhanh cúm AB

Lúc này, bệnh nhân sẽ được lấy bệnh phẩm trực tiếp bằng tăm bông ngoáy họng.

Ưu điểm

Các loại test này giúp chẩn đoán nhanh có kết quả sau 10-15 phút, chi phí rẻ, nhưng độ nhạy thấp và độ đặc hiệu thấp, tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh.

Ý nghĩa của kết quả test nhanh

Giúp ích rất ít cho việc xử trí bệnh nhân, các xét nghiệm chẩn đoán cần phải được thực hiện khi kết quả sẽ định hướng xử trí lâm sàng và đưa ra các cảnh báo dịch cúm A.

Công thức máu

Giúp phát hiện tình trạng mất nước, bội nhiễm vi khuẩn và hỗ trợ chẩn đoán sớm suy đa tạng ở các trường hợp nặng

X-Quang tim phổi

Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, chẩn đoán sớm các biến chứng tim phổi như viêm phổi, viêm màng ngoài tim. Hỗ trợ điều trị biến chứng bệnh hoặc kiểm soát các bệnh nền nếu có.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều điều kiện như: máy móc phòng xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng, kỹ thuật của xét nghiệm viên, loại bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, thời gian tính từ khi thu thập bệnh phẩm so với thời gian khởi phát bệnh. Và việc chẩn đoán xác định bệnh còn dựa trên các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học.

BS. Tuấn Anh