Nợ miễn dịch và những vấn đề cần lưu tâm

Nguyễn Thị Xoan
Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:
Chuyên khoa:

Nợ miễn dịch xảy ra khi mọi người không phát triển khả năng miễn dịch với các loại virus trong thời kỳ cách ly bởi covid-19, do vậy làm gia tăng các nguy cơ nhiễm các bệnh này khi việc cách ly bị dỡ bỏ.

Thế nào là nợ miễn dịch?

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Pháp, nợ miễn dịch là do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus thường xuyên. Khi mọi người cách ly trong đại dịch,khả năng miễn dịch không được tạo dựng để chống lại các loại virus thông thường khi tiếp xúc hàng ngày.

Nợ miễn dịch là gì?

Nợ miễn dịch là gì?

Nguyên nhân dẫn tới nợ miễn dịch?

Hiện tượng “nợ miễn dịch” xảy ra bởi thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp : cách ly  xã hội, tăng cường rửa tay , khử trùng và đeo khẩu trang.  Điều này không những hạn chế sự lây lan của COVID-19 mà còn ngăn chặn sự lưu hành của các bệnh thông thường khác như: cúm, viêm phế quản, thuỷ đậu…Mặc dù có lợi trong ngắn hạn khi thấy số ca bệnh do virus giảm xuống, nhưng dự kiến ​​sẽ tăng lên khi trẻ em trở lại trường học và các biện pháp ngăn chặn covid được dỡ bỏ, nới lỏng hoàn toàn.

Theo bác sĩ nhi khoa Nkeiruka Orajiaka ở Columbus, Ohio, cho biết: Trẻ em tự nhiên hình thành khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn, đặc biệt là virus, khi tiếp xúc với chúng ở những nơi như nhà trẻ, trường học hoặc khu vui chơi. Tuy nhiên, việc tăng cường khả năng miễn dịch thông qua tiếp xúc thông thường đã bị dừng lại khi các biện pháp ngừa COVID-19 được đưa ra. Tiến sĩ Orajiaka cũng giải thích thêm: Hầu hết trẻ em đang gặp phải tình trạng nợ miễn dịch, hoặc thiếu kích thích miễn dịch do sự tiếp xúc giảm sút này. Giờ đây, những đứa trẻ này đang trải qua một đợt gia tăng các bệnh nhiễm trùng này và ngày càng trở nên ốm yếu hơn khi tiếp xúc với những loại virus này.”

Ai có nguy cơ dễ nhiễm bệnh do nợ miễn dịch

Triệu chứng của các bệnh hô hấp do virus hay vi khuẩn gây ra thường nhẹ, tuy nhiên vẫn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt cao như:

  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng (đặc biệt là trẻ sinh non). 
  • Trẻ em mắc bất kỳ bệnh mãn tính nào như bệnh phổi hoặc bệnh tim
  • Trẻ chưa bao giờ đi nhà trẻ hoặc ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài 
  • Người già 
  • Người suy giảm miễn dịch  
Trẻ chưa đi mẫu giáo hoặc ít tiếp xúc với bên ngoài cũng có thể "nợ miễn dịch"

Trẻ chưa đi mẫu giáo hoặc ít tiếp xúc với bên ngoài cũng có thể “nợ miễn dịch”

Bảo vệ bản thân trước nguy cơ bệnh dịch như thế nào?

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng là tránh tập trung đông người, giữ khoảng cách với những người xung quanh, rửa hoặc vệ sinh tay sau khi chạm vào các bề mặt chung. Dưới đây là một số cách thiết thực khác để giúp hạn chế bệnh tật:

Tiêm phòng

  • Thực hiện các mũi tiêm phòng bệnh dịch như:thuỷ đậu, ho gà, viêm não mô cầu
  • Tiêm đủ hai liều cơ bản vắc xin phòng covid-19 và các mũi tiêm nhắc lại
  • Tiêm vắc xin phòng cúm khi có sẵn, có thể tiêm cùng với vắc xin ngừa covid-19 

Xem thêm: Tại sao cần tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 vắc xin phòng covid 19

Khẩu trang

Người lớn và trẻ em trên hai tuổi nên đeo khẩu trang khi đến trường và đến những nơi công cộng bởi chúng bảo vệ rất tốt khỏi sự gia tăng các loại virus mới này.

Rửa tay, khử khuẩn

Virus hợp bào hô hấp, giống như hầu hết các loại virus khác, rất dễ lây lan và lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi ai đó ho hoặc hắt hơi.Ngoài ra nó cũng sống trên các bề mặt, như tay nắm cửa, điện thoại di động hoặc mặt bàn. Nên rèn luyện thói quen rửa tay hàng ngày. Khử khuẩn bằng cách thay quần áo, đồ dùng mỗi khi trở về nhà.

Tăng  khả năng miễn dịch

Tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể duy trì khả năng miễn dịch tự nhiên.

Mặc dù một đứa trẻ bị ốm (đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch) có thể gây ra rất nhiều lo lắng, nhưng cần nhớ rằng việc mắc các bệnh do virus nhẹ như cảm lạnh thông thường (và thường là từ 8-10 lần mỗi năm) là hoàn toàn bình thường và cần thiết  để xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

DS. Xoan Nguyễn

Xem thêm: Hệ miễn dịch-hàng rào bảo vệ cơ thể

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận