Phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ y tế và cách chăm sóc trẻ tại nhà
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Con đường lây bệnh chủ yếu là theo đường tiêu hoá lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, trực tiếp từ phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn, bị ô nhiễm phân người bệnh, một số trường hợp được ghi nhận lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.
Nội dung bài viêt
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay- chân- miệng
- Cần phát hiện sớm bệnh tay- chân- miệng để điều trị kịp thời
Dấu hiệu ở trẻ bị tay chân miệng thường gặp là:
Các bóng nước có kích thước 2-10 mm, chứa dịch trong. Bọng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, thường ấn không đau.
Bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ gây những vết loét trong miệng làm cho trẻ đau và bỏ ăn.
Trong khi nổi bóng nước trẻ có thể kèm sốt, quấy khóc, bỏ ăn do đau miệng.
Phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ y tế theo 4 cấp độ bệnh
Độ 1
- Trẻ mới chỉ có các vết phổng, vết loét trong miệng và trên da
- Có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở
- Cần đảm bảo dinh dưỡng, có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt tại nhà. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh răng miệng để loại vi khuẩn tấn công
Độ 2
Trẻ cần được điều trị tại tuyến y tế cơ sở.
Giai đoạn 2a : Trẻ có biểu hiện:
- Giật mình < 2 lần trong vòng 30 phút và không có có biểu hiện giật mình lúc khám.
- Sốt > 2 ngày hoặc sốt cao > 39°C
- Trẻ nôn nhiều, tình thần không tỉnh táo, nhanh nhạy, thường xuyên quấy khóc vô cớ.
Giai đoạn 2b:
- Trẻ bị giật mình ngay trong lúc khám.
- Trẻ có biểu hiện ngủ gà, run chi hoặc yếu liệt chi, có biểu hiện của liệt dây thần kinh sọ
- Sốt cao và không đáp ứng với các thuốc hạ sốt
Độ 3 và độ 4, trẻ phải được điều trị tại các tuyến có trung tâm hồi sức tích cực.
- Độ 3: trẻ có biểu hiện mạch nhanh >170nhịp/phút. Huyết áp tăng, thở nhanh. Rối loạn tri giác và tăng trương lực các nhóm cơ.
- Độ 4 khi có dấu hiệu: Sốc, tím tái, phù phổi cấp, ngưng thở hoặc thở nấc.
Với mỗi giai đoạn và cấp độ bệnh mà có sự lựa chọn về các tuyến điều trị. Với độ 1 trẻ có thể được khám và điều trị ngoại trú tại nhà. Độ 2 nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất, với mức độ này có thể điều trị tại bệnh tuyến huyện. Cấp độ 3 và 4 trẻ nên được điều trị tại các cơ sở y tế có trung tâm hồi sức tích cực như tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Các tiêu chuẩn để trẻ bị tay chân miệng được xuất viện
- + Đã hết sốt sau 24h liên tục không dùng thuốc hạ sốt.
- + Trẻ không còn các biểu hiện bất thường từ cấp độ 2a trở lên trong suốt 48h liên tục.
- + Được hướng dẫn đầy đủ về cách theo dõi và tái khám ngay khi có diễn biến nặng.
- + Tất cả các di chứng của bệnh tay chân miệng (nếu có) đều đã ổn định, trẻ tự thở và tự ăn được bằng miệng
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Nếu bệnh ở thể nhẹ và không có biến chứng (sốt nhẹ, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo) thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. Đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
- Chăm sóc trẻ đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm (Ảnh internet)
-Uống thuốc theo y lệnh bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt ≥ 38,5°C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.
–Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,… Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
-Chăm sóc da bằng cách tắm với nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch cho trẻ.
– Rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách lý với trẻ khác.
Xem thêm
Những lưu ý và theo dõi trong thời gian chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay chân miệng phần lớn có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày tuy nhiên nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau để kịp thời đưa trẻ tới viện điều trị.
– Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết sốt ít nhất 48 giờ.
– Các dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:
- + Sốt cao liên tục khó hạ
- + Thở bất thường
- + Giật mình, run chi, hốt hoảng, quấy khóc
- + Ngủ gà, li bì
- + Co giật, hôn mê
– Trẻ bị bệnh tay- chân- miệng không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không nên chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây lên bóng nước vì dễ gây nhiễm trùng.
Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng chính là phương án điều trị tốt nhất với căn bệnh này xem thêm tại https://thaythuocvietnam.vn/
BS Trần Hoài
BV Ung Bướu Nghệ An