Phân loại và điều trị viêm phế quản mạn tính ở người lớn

Viêm phế quản mạn tính là một bệnh hô hấp. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sản sinh quá mức chất nhầy phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài. Điều trị viêm phế quản mạn tính đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Viêm phế quản mạn tính là gì?

Là giai đoạn phát triển xấu đi của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là COPD-bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài từ hàng tháng đến nhiều  năm. 

Những ai có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính

Hơn 90% người viêm phế quản mạn có tiền sử hút thuốc lá

Hơn 90% người viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá

  • Người nghiện hút thuốc lá: Theo thống kê, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá. Khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao của phổi, gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với không khí độc hại: Làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm, hít phải bụi bẩn, khí độc thường xuyên hoặc tiếp xúc với chất gây kích thích đường hô hấp như bụi vải, bông gòn, khói hoá học dễ mắc viêm phế quản mạn tính
  • Người có sức đề kháng yếu, suy giảm hệ miễn dịch hoặc người có tiền sử mắc bệnh mạn tính.
  • Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính

Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh thường xuất hiện và tiến triển từ từ. Ban đầu, các tình trạng của viêm phế quản mạn tính thường nhẹ và không gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng. Quá trình diễn biến bệnh trong khoảng từ 5 tới 20 năm, xuất hiện nhiều đợt cấp và bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm phổi, giãn phế nang, suy hô hấp cấp và suy tim phải.

  • Ho và khạc đờm: Viêm phế quản mạn tính gây ho và khạc nhiều vào buổi sáng. Đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, vàng, đục như mủ. Những đợt ho, khạc đờm thường xảy ra vào mùa đông hay đầu xuân và thường kéo dài trong 3 tuần.
  • Khó thở: trong những giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính, người bệnh thường chưa thấy khó thở, càng về giai đoạn sau, mức độ khó thở của bệnh nhân sẽ càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng
  • Trong quá trình diễn biến của viêm phế quản mạn tính, thường xuất hiện các đợt cấp là khi bệnh tiến triển nặng đột ngột, tình trạng ho, khạc đờm nhiều lên chủ yếu là do bội nhiễm, với các triệu chứng thường gặp như: ho khạc có đờm mủ, khó thở như cơn hen , nghe thở có ran ngáy, ran rít, ran ẩm, có thể sốt hoặc không.

Phân loại viêm phế quản mạn tính trên lâm sàng

Viêm phế quản mạn tính được phân ra 3 loại, bao gồm:

Viêm phế quản mạn tính đơn thuần

Triệu chứng chính là ho và khạc đờm nhầy- trong

Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ mạn tính

Có từng đợt tái diễn hoặc thường xuyên ho, khạc đờm nhày mủ.

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn

Ho khạc đờm trong hoặc có nhầy mủ, kèm theo có những cơn khó thở thường xuyên.

Các biện pháp điều trị viêm phế quản mạn tính

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản mạn

Một số loại thuốc thường được sử dụng

Các thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính thường được sử dụng trong các đợt cấp. Các thuốc này thường hướng tới điều trị triệu chứng. Trong việc điều trị có thể xuất hiện các loại thuốc sau:

  • Các thuốc giúp thay đổi độ nhầy, nhớt của đờm: acetylcystein, cacbocystein, bromhexin,… Các thuốc này giúp đờm loãng hơn, hỗ trợ việc tống đờm ra ngoài.
  • Các thuốc làm giãn phế quản: theophylin, salbutamol, terbutalin….. Các thuốc này giúp giãn cơ trơn khí phế quản, giúp mở rộng phế quản trong trường hợp co thắt. Thuốc giúp cho việc hô hấp của bệnh nhân viêm phế quản mạn tính dễ dàng hơn
  • Thuốc chống viêm, chống phù nề: corticoid đường toàn thân hoặc tại chỗ. Tuy nhiên, cần lưu ý, corticoid thường chỉ được sử dụng trong các đợt điều trị ngắn ngày (5-7 ngày)

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng thuốc trị viêm phế quản mạn tính với việc cho bệnh nhân dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực để làm long đờm, dẫn lưu đờm ra ngoài, thông thoáng đường thở.

Sử dụng kháng sinh trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp, khi bệnh viêm phế quản mạn tính diễn biến phức tạp có thể sử dụng thêm kháng sinh trong phác đồ điều trị như:

  • Bội nhiễm: sốt, ho, khạc nhiều đờm có mủ
  • Ho có đờm mủ kéo dài (sốt hoặc không sốt)
  • Dự phòng đợt tiến triển ở những bệnh nhân có suy hô hấp nặng

Một số cách khác trong điều trị viêm phế quản mạn

Gừng

Ngoài được sử dụng để chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, gừng còn có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, rát, viêm nhiễm phế quản

Mật ong

Một trong những cách tốt nhất để chữa viêm phế quản mạn tính là sử dụng mật ong. Đặc tính của mật ong là khả năng kháng khuẩn cao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm dịu cổ họng, điều này rất có lợi cho việc điều trị viêm phế quản mạn tính.

Mật ong rất tốt trong điều trị viêm phế quản mạn tính 

Tỏi

Với đặc tính kháng virus và vi khuẩn, tỏi cũng là một trong những lựa chọn hợp lý cho người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Nghệ

Nghệ có đặc tính kháng khuẩn cao, ngoài ra còn có công dụng chữa ho, long đờm. Do đó, việc sử dụng nghệ thường xuyên sẽ rất giúp ích cho việc điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị rất nhiều bệnh khác, ví dụ như bệnh viêm loét dạ dày.

Ô mai

Ô mai có tính mát, vị chua nhẹ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng. Ngoài ra, muối có trong ô mai giúp sát trùng hầu họng. Việc sử dụng ô mai hợp lý sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính

Phòng bệnh viêm phế quản mạn tính

Nếu phát hiện sớm, chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì viêm phế quản ở người lớn sẽ không đáng ngại. Nó hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm. Theo thống kê gần như những trường hợp viêm phế quản cấp tính đều sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu bệnh bước sang giai đoạn viêm phế quản mạn tính thì điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Lúc đó các triệu chứng sẽ phức tạp và dai dẳng hơn. Đặc biệt dù thuyên giảm nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại tiếp tục tái phát trở lại.

Do đó việc chủ động phòng tránh gặp phải viêm phế quản hay tránh viêm phế quản chuyển sang mạn tính là rất quan trọng.  Bạn có thể phòng và thậm chí kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính bằng những phương pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, các khí độc vô cơ và hữu cơ. Bạn có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh hay dụng cụ bảo hộ như khẩu trang khi phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
  • Giữ ấm cho cơ thể đặc biệt trong các thời tiết lạnh giá.
  • Phòng tránh việc nhiễm các virus, vi khuẩn đường hô hấp. Thường xuyên bổ sung sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bất lợi từ môi trường
  • Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào vì khói thuốc là một yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Có chế độ luyện tập, thể dục, thể thao hợp lý

DS Hoàng Xuân Quang

Theo Nội khoa Việt Nam

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận