Phòng chống bệnh chốc mép

Bệnh chốc mép (lở mép) làm phát sinh những mụn rộp ở trên mép, gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ rất dễ tái phát, lây lan.

1. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở mép

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở hay gặp nhất là hai loại vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococcus pyogenes).

Chốc mép là bệnh có thể lây lan và tái phát nhiều lần
Chốc mép là bệnh có thể lây lan và tái phát nhiều lần

Trẻ em cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh khi tiếp xúc với vết thương của người nhiễm bệnh hoặc các đồ vật mà họ đã từng chạm vào như quần áo, khăn trải giường, đồ chơi …

2. Cách phòng bệnh chốc mép

Để phòng bệnh chốc mép, cần phải lưu ý những điều sau:

– Tránh tiếp xúc với dịch từ vết thương của người bệnh. Không hôn người bị bệnh.

– Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc những vật dụng khác mà người bệnh có thể đã sử dụng.

– Khi bị mụn rộp, phải rửa tay thường xuyên và không chạm và vết thương do mụn. Điều này ngăn không cho virus lan lên mắt, đường sinh dục hoặc lây cho người khác.

– Cần đến bệnh viện khám và điều trị nếu bạn thường xuyên bị chốc mép. Có thể bạn phải uống thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng lây bệnh chốc mép ở trẻ em

– Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay.

– Không để trẻ chơi những đồ chơi mà trẻ khác đã đưa vào miệng.

– Vệ sinh đồ chơi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh.

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc chốc mép
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc chốc mép 

– Cho trẻ nghỉ ở nhà nếu trẻ đang có nốt mụn rộp vỡ hoặc chảy nước. Chờ đến khi nốt mụn đóng vảy hoặc trẻ đã khỏi hẳn mới cho trẻ đi học để phòng tránh lây lan cho các trẻ khác.

– Dùng tăm bông để bôi thuốc lên vết mụn của trẻ để tránh tiếp xúc với dịch từ vết thương của trẻ.

Viễn Trinh (Thầy thuốc Việt Nam)

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận