Phòng ngộ độc thức ăn trong dịp tết
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế): năm 2012 có 2.491 người bị ngộ độc do bếp ăn tập thể; 3.663 người bị ngộ độc thực phẩm chiếm 68% các vụ ngộ độc trong năm.
- Việc ăn uống không hợp vệ sinh cũng khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm ( Ảnh internet)
Phòng ngộ độc thức ăn.
Để phòng ngộ độc thức ăn trong dịp tết, mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong ăn uống; trong chế biến thực phẩm.
– Nên tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm như rau quả, các loại nấm, cá có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, còn có thể sử dụng được không hay cần loại bỏ.
– Không ăn những loại thức ăn không biết rõ nguồn gốc xuất xứ, bày bán ở những nơi không vệ sinh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi lựa chọn thực phẩm tươi, không dập nát, bị ươn, thối, để lâu ngày. Không ăn những thức ăn để lâu ngày, thức ăn đã ôi thui…
– Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước, trong và sau khi nấu ăn. Lau khô tay bằng khăn khô, sạch.
– Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo rằng nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 5 độ C
– Cất những đồ ăn dễ hỏng vào tủ lạnh sau khi mua sắm hoặc sau bữa ăn. Loại bỏ ngay những thực phẩm đã hỏng hoặc hết hạn sử dụng
– Đảm bảo thực phẩm được nấu ở nhiệt độ phù hợp. Tránh các thực phẩm có khả năng gây ngộ độc như thịt, hải sản hoặc gia cầm sống cũng như những sản phẩm chưa được tiệt trùng.
– Đối với các loại hoa quả, rau sống phải rửa sạch, ngâm nước muối sạch và gọt vỏ rồi mới ăn. Nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi chuẩn bị chế biến thức ăn