Phòng tiêu chảy qua đường ăn uống
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc chúng ta mắc bệnh tiêu chảy, nhất là đối với những người đi du lịch, đi ông tác hay mới chuyển đổi chỗ ở.
Nội dung bài viêt
Yếu tố gây tiêu chảy
Những yếu tố gây nên tiêu chảy có thể không ảnh hưởng tới người dân đã sống lâu dài tại chỗ đó bởi vì họ đã từng mắc tiêu chảy ở đó và đã có sức đề kháng với bệnh.
Một trong những nguyên nhân nữa khi mắc tiêu chảy khi thay đổi môi trường sống là do căng thẳng của chính chúng ta và thay đổi thói quen ăn uống đột ngột.
- Thay đổi môi trường sống cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, có một số vi khuẩn mà chúng ta đã bị nhiễm từ nhỏ mà có thể sẽ không bị nhiễm lại mặc dù những vi khuẩn đó có thể xâm nhập lại vào cơ thể. Hầu như những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho cơ thể chúng ta không có hệ thống miễn dịch lâu dài, và trong các khả năng đó có khả năng chúng ta bị nhiễm vi khuẩn khi chúng ta quay trở lại nơi trước kia đã từng sinh sống lớn lên.
Hầu như không thể phân biệt được tiêu chảy do vi khuẩn hay do các nguyên nhân khác gây ra. Nếu như bị tiêu chảy 2 hay 3 lần một ngày và không có dấu hiệu nào khác thì bệnh tiêu chảy dạng này không phải do vi khuẩn gây nên. Nếu như bị tiêu chảy và có phân lỏng thì nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do vi khuẩn. Những triệu chứng khác của bệnh tiêu chảy để phân biệt như là có máu trong phân, sốt, đau bụng, hay là buồn nôn, cũng được chẩn đoán là do các nguyên nhân khác nhau.
Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào?
Điều quan trọng nhất và dễ dàng nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy là thường xuyên rửa tay. Nên rửa tay trước khi ăn và nhất là nên rửa tay thường xuyên để phòng bệnh tiêu chảy. Có thể rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, nước có cồn pha loãng. Nếu phải đi xa khỏi nơi ở thì tốt nhất hãy mang theo những thứ kể trên, đặc biệt là cồn bởi chúng rất tiện lợi.
Ngoài ra, cẩn thận với thức ăn để đề phòng bệnh tiêu chảy. Nên ăn thức ăn hay đồ uống nóng để phòng ngừa. Những thức ăn mà có thể dẫn tới bị tiêu chảy là rau quả chưa chín, xà lách, những thức ăn sống là hải sản, thịt hay cá. Nếu như rửa tay và dùng dao sạch để gọt vỏ trái cây thì có thể hạn chế được bệnh. Nên tránh những trái cây không có vỏ như trái dâu. Những thức ăn hàng này để lạnh cũng có độ mất an toàn nhất định trừ khi được khử trùng, đun nóng, và đóng hộp trên dây truyền khử khuẩn.
- Rửa tay sạch, ăn chín, uống sôi là phương pháp phòng ngừa tiêu chảy an toàn. (Ảnh: Internet)
Nước uống cũng có thể làm tiêu chảy. Ví dụ như sữa nên đun sôi nước trước khi uống hoặc chỉ uống nước đóng chai an toàn. Nên hạn chế dùng đá trừ khi đá được làm từ nước đã được khử trùng. Ngoài ra nên đánh răng với nước đã được khử trùng.
Trên thị trường có các loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy khi thay đổi môi trường sống. Có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc để mua thuốc. Lưu ý là có những loại thuốc có thể hạn chế được tiêu chảy nhưng vẫn không tiêu diệt được vi khuẩn. Vẫn có một số thuốc có thể triệt tiêu được bệnh tiêu chảy. Những loại thuốc này có thể giảm số ngày bị bệnh.
Khi bị tiêu chảy phân nước thì nên dùng thuốc kháng sinh, nếu tiêu chảy kèm với sốt cao và mất nước thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng phác đồ điều trị, không nên tự uống thuốc thông thường.
Kim Thanh
Thầy thuốc Việt Nam Số 15 ( 2007)