Phương pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm chính xác
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm lý phổ biến, là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho bản thân người bệnh, cũng như gia đình và xã hội. Vậy, làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán bệnh trầm cảm trước khi căn bệnh này tác động xấu đến cuộc sống và mối quan hệ của người bệnh, cùng đón đọc bài viết này nhé!
Nội dung bài viêt
Làm thế nào để nhận biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc gây ra các biểu hiện đau buồn và suy giảm hứng thú với những công việc hay hoạt động đã từng thích. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Với trầm cảm mức độ nhẹ sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Thay đổi cảm xúc đột ngột hay tức giận vô cớ mà không biết nguyên nhân tại sao. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất mà ngay cả bản thân bệnh nhân cũng không thể phát hiện ra bất thường.
Với trầm cảm mức độ nặng, các dấu hiệu biểu hiện rõ ràng trong thời gian dài, nên việc chẩn đoán bệnh trầm cảm sẽ dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu:
- Buồn rầu, lo lắng, bồn chồn.
- Tức giận, cáu kỉnh, thất vọng
- Mất hứng thú, niềm vui với các hoạt động thường ngày như quan hệ, thể thao hay sở thích.
- Cảm thấy vô dụng, tội lỗi, tự trách bản thân.
- Thay đổi thói quen ăn uống.
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ…
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng khi làm việc ngay cả những việc nhỏ nhất.
- Chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói, hành động.
- Gặp khó khăn khi cần tập trung, đưa ra quyết định và suy giảm trí nhớ.
- Có ý nghĩ tự tử.
- Đau đầu không rõ được nguyên nhân.
Các dấu hiệu xuất hiện càng nhiều thì bệnh trầm cảm càng nặng. Thời gian kéo dài sẽ tỷ lệ với mức độ trầm trọng của bệnh. Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm để bạn nhận biết căn bệnh này.
- Chẩn đoán bệnh trầm cảm
Bài test bệnh trầm cảm với bảng đánh giá PHQ-9
Bệnh trầm cảm rất hay gặp trong cộng đồng ở mọi đối tượng, việc phát hiện sớm là điều vô cùng cần thiết để có những biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
PHQ-9 (Patient health questionnaire 9) là một bảng câu hỏi tự đánh giá đã được nghiên cứu và thẩm định có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh trầm cảm.
PHQ-9 được sử dụng như một công cụ sàng lọc hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh trầm cảm, đánh giá các triệu chứng và theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bảng đánh giá gồm 9 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 thang đánh giá từ 0 đến 3, 0 là hoàn toàn không có, 3 là gần như mỗi ngày. Tổng số điểm cao nhất là 27 và nhỏ nhất là 0. Mức tổng điểm càng cao thì mức độ trầm cảm càng nặng:
- 0 – 4 điểm: Bình thường.
- 5 – 9 điểm: Trầm cảm mức độ nhẹ.
- 10 – 14 điểm: Trầm cảm mức độ trung bình.
- 15 – 19 điểm: Trầm cảm mức độ nặng.
- 20 – 27 điểm: Trầm cảm mức độ rất nặng.
Bảng đánh giá PHQ-9
Câu hỏi: Bạn có thường xuyên bị làm phiền bởi những điều sau đây trong 2 tuần qua không?
A. Bạn suy giảm hứng thú hoặc ít thấy niềm vui khi làm việc?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
B. Bạn cảm thấy buồn, chán nản, thất vọng?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
C. Bạn thấy khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
D. Bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
E. Bạn thấy chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường?
0- hoàn toàn không có
1- vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
F. Bạn cảm thấy bản thân mình tồi tệ hoặc thất bại- làm bạn hoặc gia đình thất vọng?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
G. Bạn gặp khó khăn trong việc tập trung như đọc báo hay xem ti vi?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
H. Hành động, lời nói chậm chạp khiến người khác chú ý hoặc bồn chồn đến mức không thể yên một chỗ?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
I. Bạn có ý nghĩ tự sát hoặc muốn tự làm hại bản thân mình?
0- hoàn toàn không có
1- một vài ngày
2- hơn một nửa số ngày
3- gần như mỗi ngày
Ngoài việc đưa ra các chẩn đoán dựa trên tiêu chí về rối loạn trầm cảm, PHQ-9 cũng là một thước đo đáng tin cậy để đánh giá mức độ trầm cảm. Cùng với sự đơn giản, ngắn gọn đã làm cho PHQ-9 trở thành một công cụ nghiên cứu và đánh giá lâm sàng hữu ích.
Bạn có thể tự làm bài đánh giá và cộng tổng số điểm nếu vượt ngưỡng bình thường (>5) hãy đến ngay bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ chẩn đoán cùng điều trị.
Phương pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm
- Phương pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh tâm lý, vì vậy để chẩn đoán trầm cảm, nói chuyện với bệnh nhân là biện pháp hữu ích nhất. Thông qua các cuộc trò chuyện, bác sĩ sẽ phát hiện ra những triệu chứng của trầm cảm. Họ có thể sử dụng các bài kiểm tra với một loạt câu hỏi tiêu chuẩn để đánh giá bệnh. Như các câu hỏi liên quan đến:
- Tâm trạng, cảm xúc.
- Ăn uống.
- Thói quen ngủ.
- Mức độ hoạt động.
- Suy nghĩ.
Số điểm của các bài kiểm tra sẽ đánh giá liệu bạn có dấu hiệu trầm cảm hay không? Nếu có thì đang ở mức độ nào.
Trầm cảm cũng liên quan tới tình trạng sức khỏe sinh lý nên bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số thăm khám và xét nghiệm. Các vấn đề về tuyến giáp, thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
Chẩn đoán bệnh trầm cảm đôi khi rất khó khăn do biểu hiện của bệnh rất đa dạng. Các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng, và tìm được nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Xem thêm
Cần làm gì để đối phó với trầm cảm?
Nếu bạn hay người thân của mình được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, cũng đừng quá lo lắng, hãy nghe theo sự chỉ dẫn và lời khuyên bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh thì căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị. Một số biện pháp được bác sĩ áp dụng:
Sử dụng thuốc chống trầm cảm, an thần.
Châm cứu, massage, bấm huyệt để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi đồng thời cải thiện sức khỏe sinh lý.
Liệu pháp tiếp xúc ánh sáng tự nhiên.
Liệu pháp tâm lý, tập cách chia sẻ, tâm sự và nhận lời khuyên từ bác sĩ, người thân, bạn bè.
Thay đổi lối sống lành mạnh là một trong những biện pháp rất hiệu quả trong điều trị trầm cảm, bao gồm:
- Cải thiện môi trường sống: Trồng nhiều cây xanh, phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, có thể nhận nhiều ánh sáng tự nhiên ban ngày.
- Học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tăng kết nối với người thân, bạn bè và các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những người bạn xấu, tiêu cực.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau quả xanh hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều đường, chất béo; bổ sung vitamin B, C…
- Ngừng sử dụng hoặc hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Tập thể dục nâng cao sức khỏe, ít nhất 15-30 phút mỗi ngày, đặc biệt các bài tập giãn cơ thư giãn hoặc những bài tập đổ mồ hôi khi cảm xúc của bạn không ổn định.
Trầm cảm có thể chữa khỏi và dự phòng nếu bạn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện lối sống phù hợp. Bạn có thể tự làm bài kiểm tra PHQ-9 để xem mình có bị mắc trầm cảm hay không? Nếu tổng điểm số bài kiểm tra >5, thì hãy liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh trầm cảm chính xác. Hãy sống thật vui vẻ và lành mạnh để xóa tan đi căn bệnh trầm cảm này.
BS. Nguyễn Phương Thùy
Kim Thần Khang – Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả
Để đối phó với căn bệnh trầm cảm, ngoài thực hiện theo những chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhiều người còn lựa chọn sử dụng Kim Thần Khang để hỗ trợ cải thiện bệnh, đem lại hiệu quả tốt hơn.
Kim Thần Khang là sản phẩm đầu tiên có thành phần chứa cao hợp hoan bì – Một loại thảo dược kích thích cơ thể tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh não bộ.
Ngoài hợp hoan bì, sản phẩm Kim Thần Khang còn phối hợp thêm các thảo dược quý như: Uất kim, táo nhân, hồng táo, viễn chí, ngũ vị tử, soy lecithin, vitamin pp… giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ. Nhờ có những thành phần này, Kim Thần Khang đã giải quyết được nguyên nhân cốt lõi gây trầm cảm là sự thiếu dưỡng chất và chất dẫn truyền thần kinh của não bộ.
Sản phẩm Kim Thần Khang được chuyên gia đánh giá cao; Nhận nhiều giải thưởng cao quý do tổ chức, cá nhân bình chọn. Đặc biệt, sau gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã được hàng ngàn người sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.
- Kim Thần Khang giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, cải thiện trầm cảm hiệu quả
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh trầm cảm hay công dụng, liều dùng của Kim Thần Khang qua bài viết “5 lý do bạn nên lựa chọn Kim Thần Khang để hỗ trợ cải thiện trầm cảm” hoặc liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169 để được giải đáp các thông tin về sản phẩm.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.