Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu là căn bệnh còn mới mẻ với nhiều người, thậm chí người đang mắc bệnh cũng không hề biết mình bị bệnh. Chính vì sự hiểu biết về căn bệnh này còn hạn hẹp nên rất nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Vậy bản chất rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

1. Ảnh hưởng của rối loạn lo âu lên sức khỏe người bệnh

Căng thẳng cảm xúc và lo lắng kéo dài có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng có hại cho cơ thể. Hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể hoạt động quá mức và giải phóng cortisol làm tăng lượng đường và chất béo trung tính. Nhưng nếu cortisol liên tục được kích hoạt, nó có thể dẫn đến các phản ứng thể chất, bao gồm: Mất trí nhớ ngắn hạn và các vấn đề về tập trung, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, giảm hệ thống miễn dịch, tăng huyết áp và trong một số trường hợp hiếm hoi là đau tim.

Ngoài ra, một số trường hợp rối loạn lo âu kéo dài có thể sinh ra những suy nghĩ và hành động tiêu cực nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

2. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu không chỉ làm người bệnh có cảm giác lo âu, tinh thần bất an mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí có rất nhiều trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Thường thì người bệnh không biết mình đang mắc rối loạn lo âu, họ nghĩ nó sẽ hết nên chủ quan không đi khám. Rất ít trường hợp phát hiện ra bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo nghiên cứu về các vụ tự sát, trong số những người tự sát có tới 18% là người mắc bệnh rối loạn lo âu và chiếm đến 30% những người có ý nghĩ tự sát. Vậy rối loạn lo âu nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu là bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến người bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau, Những biểu hiện của rối loạn lo âu nếu được nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ tốt hơn rất nhiều. Một số biểu hiện điển hình của chứng rối loạn lo âu gồm:

Biểu hiện tâm lý của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có thể gây ra sự thay đổi trong hành vi cũng như cách người bệnh suy nghĩ và cảm nhận về mọi thứ, dẫn đến các triệu chứng như:

  • Bồn chồn không ngồi yên một chỗ.
  • Lo lắng, căng thẳng kéo dài.
  • Cảm giác sợ hãi.
  • Luôn suy nghĩ đến một điều kinh khủng sắp xảy ra trong tương lai.
  • Khó tập trung.
  • Hay cáu gắt.

Các triệu chứng này có thể khiến người bệnh hạn chế giao tiếp xã hội, không muốn chia sẻ với ai, chỉ muốn ở một mình để tránh cảm giác lo lắng, sợ hãi. Ngoài ra, người bệnh luôn bị căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung trong công việc

Biểu hiện thực thể của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu cũng có thể có một số triệu chứng thể chất bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
  • Nhịp tim mạnh, nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).
  • Đau và căng cơ.
  • Hay bị run.
  • Khô miệng.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Khó thở.
  • Đau dạ dày.
  • Thường xuyên đi tiểu hoặc tiêu chảy.
  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ (mất ngủ).

Những triệu chứng thể chất này thường khiến người bệnh nhầm lẫn rối loạn lo âu với một số bệnh nội khoa khác.

4. Bị rối loạn lo âu nên làm gì?

Khi nghi ngờ mình mắc rối loạn lo âu hay khi đã biết mình mắc bệnh, người bệnh nên:

  • Đi khám để được bác sĩ khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn phương pháp điều trị.
  • Học cách quản lý căng thẳng bằng viêhc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng.
  • Biết chấp nhận những thứ không thể kiểm soát.
  • Chăm sóc bản thân bằng thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động yêu thích,… tránh xa những chất kích thích.
  • Suy nghĩ tích cực hơn.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân xung quanh.
  • Nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với bạn bè người thân, những người cảm thấy tin tưởng.
Một số cách chữa rối loạn lo âu
Một số cách chữa rối loạn lo âu

Xem thêm

Trầm cảm ở học sinh: nên làm gì?

5. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu

Lo lắng quá mức có thể khiến người bệnh rối loạn lo âu bị suy sụp cả về sức khỏe và tinh thần, thậm chí sẽ sinh ra những ý nghĩ tiêu cực, điển hình là tự sát. Những lúc này, việc trấn an không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với người bệnh. Ngược lại, với một số trường hợp, sự trấn an lại phản tác dụng làm cho người bệnh cảm thấy bực bội và căng thẳng hơn.

Do vậy, tốt nhất là nên khuyến khích người bệnh đến gặp bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý sớm để được hỗ trợ và tìm cách đối phó với rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, thậm chí còn vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Đặc biệt, rối loạn lo âu là một bệnh lý nhạy cảm, không thể tự điều trị và đôi khi mặc dù đã được dùng thuốc theo chỉ định nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm đáng kể. Do đó, việc chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu, bên cạnh dùng thuốc, cần tiến hành cả biện pháp trị liệu tâm lý với sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia tâm lý và gia đình chăm sóc người bệnh.

BS. Nguyễn Thị Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận