Say nắng

Say nắng: Đừng coi thường 

Say nắng ở trẻ, cách phòng ngừa và xử lý 

1. Những yếu tố làm tăng nguy có mắc chứng say nắng

Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu bắc. Vị trí địa lý này luôn làm cho nước ta có một nền nhiệt cao.

Nền nhiệt ngày một tăng là yếu tố thuận lợi cho bệnh say nắng xuất hiện

Cùng với những hậu quả của biến đổi khí hậu thì mức nhiệt ngày càng thay đổi khó lường và gay gắt. Nền nhiệt mùa hè những năm gần đây nhìn chung khá cao và có xu hướng tăng hơn năm trước. Trung bình ngưỡng nhiệt là 30oC. Cá biệt có vùng nhiệt độ tối đa lên trên 40oC kéo dài 5-7 ngày.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn tới các dấu hiệu của say nắng, say nóng hoặc kiệt sức vì nóng. Tuy nhiên những rối loạn thân nhiệt trên lại có thể phòng ngừa được.

2. Thế nào là say nắng

Kiệt sức vì nóng là rối loạn nhiệt hay gặp nhất. Do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa. Có thể kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước. Các triệu chứng thường không điển hình, kín đáo lúc khởi phát và giống với nhiễm virus như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm
  • Mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ, hoa mắt, chóng mặt.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh…v..v

Những trường hợp này nếu được sơ cứu kịp thời thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Nhưng nếu không sơ cứu hoặc sai cách có thể dẫn tới sốc nhiệt, hoặc hạ natri máu do uống nhiều nước nhược trương chủ động.

3. Triệu chứng của say nắng

Say nắng đặc trưng bởi thân nhiệt tăng cao đột ngột mà không có tình trạng viêm nhiễm, kèm theo các rối loạn về nhận thức

Say nắng hay say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức thường > 40oC. Kèm với của đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích. Tổn thương thần kinh lúc này trung tâm điều nhiệt mất hoàn toàn khả năng kiểm soát.

Say nắng được chia làm hai loại tuy khác nhau về cơ chế nhưng lại giống nhau về triệu chứng bao gồm:

  • Say nắng kinh điển
  • Say nắng do gắng sức.

Say nóng kinh điển gặp do khi cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài dẫn tới nhiệt độ trung tâm trên 40oC, bệnh có thể diễn trong vài ngày có thể rối loạn ý thức.

Say nóng do gắng sức xuất hiện khi gắng sức ở những vận động viên, người trẻ vận động quá mức hay những người phải làm việc nặng nhọc giữa môi trường nắng nóng không được bảo hộ nên triệu chứng xuất hiện nhanh trong vài giờ và nhiệt độ môi trường thường không cần phải  cao quá.

Triệu chứng đặc trưng của say nắng

Các triệu chứng của say nóng bao gồm tăng thân nhiệt và triệu chứng cơ quan thần kinh và rối loạn chức năng của các cơ quan.

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao >40oC
  • Triệu chứng thần kinh: Rối loạn nhận thức, có các hành vi bất thường, lú lẫn, nói sảng, ảo giác lơ mơ, co giật, duỗi cứng,hôn mê, khám có thể thấy co hoặc giãn đồng tử.
  • Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tăng, tăng hoặc giảm huyết áp vã nhiều mồ hôi ở một số trường hợp, nhưng cũng có thể bí mồ hôi.
  • Triệu chứng hô hấp: thở nhanh, suy hô hấp.
  • Có thể có các triệu chứng của suy thận cấp như thiểu niệu, vô niệu, đái máu.

Các thăm dò cận lâm sàng có thể phát hiện tổn thương ở cơ quan đích.

  • Về xét nghiệm có thể làm: Công thức máu, SGOT, SGPT, Ure, Creatine, Điện giải đồ, CK, Chức năng đông máu toàn bộ, khí máu động máu.
  • Về hình ảnh có thể chụp Xq phổi thẳng, chụp CT sọ não phát hiện xuất huyết não, phù não..v..v

Cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau

  • Ngộ độc thuốc.
  • Viêm não- màng não, nhồi máu, xuất huyết não.
  • Ngộ độc rượu
  • Cơn bão giáp
  • Hội chứng an thần kinh ác tính.

4. Điều trị say nắng

Khi phát hiện ra người làm việc trong môi trường nắng nóng hoặc gắng sức có các triệu chứng như trên cần nghĩ đến kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Cần xử trí say nắng ngay trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ bằng các phương tiện y tế.

  • Đưa người bệnh ra khỏi môi trường nắng nóng vào chỗ có bóng râm.
  • Cởi bỏ quần đồng thời làm mát ngay tức thì.
  • Có thể dùng nước ấm chườm lên người rồi dùng quạt, quạt mạnh để nhanh chóng lấy bớt nhiệt trong cơ thể hoặc áp gói nước đá lên vùng nách, bẹn, cổ.
  • Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn trong trường hợp bệnh nhân suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn.
  • Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất bằng xe có điều hòa hoặc cửa sổ.
  • Bù nước bằng các dung dịch có điện giải như ORESOL chứ không nên uống nước lọc. Vì đây là nước nhược trương có thể gây hạ natri máu.

Trong trường hợp bệnh nhân hồi phục có thể theo dõi thêm. Nhưng trong trường hợp say nắng nặng phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể sau khi sơ cứu.
Nhìn chung điều trị sớm, tích cực ít biến chứng, tỷ lệ sống có thể lên tới 90%, điều nay tỷ lệ với thời gian từ lúc tăng thân nhiệt tới lúc được điều trị. Thời gian càng lâu khả năng hồi phục càng thấp.

5. Dự phòng say nắng

  • Mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước.
  • Mang theo ô, dù khi đi ra đường trong thời điểm quá nắng nóng.
  • Hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
  • Sắp xếp công việc làm vào những thời điểm ít nóng trong ngày như buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh làm việc vào buổi trưa, có thể nghỉ ngơi bóng râm khi mệt, uống đủ nước và điện giải.

BS Nguyễn Nhung

BS nội trú – Đại học Y Huế

Bộ Y tế khuyến cáo 7 cách không “đổ bệnh” mù nắng nóng 

Những lưu ý khi ngồi phòng điều hòa 

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận