Simvastatin: Cách dùng và lưu ý cần nhớ để tránh tác dụng phụ
Simvastatin là thuốc thuộc nhóm Statin, có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Ở người bệnh mạch vành, Simvastatin ngăn tình trạng xơ vữa mạch vành tiến triển và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vậy cách sử dụng thuốc Simvastatin như thế nào? Tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Simvastatin là thuốc thuộc nhóm Statin
Nội dung bài viêt
1. Simvastatin là thuốc gì?
Simvastatin là thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm statin tác dụng ngắn – nhóm thuốc đầu tay trong điều trị bệnh mạch vành. Nhóm Statin được chỉ định điều trị cho tất cả bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn tính. Đối với hội chứng mạch vành cấp, nhóm Statin được sử dụng liều cao ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm lipid. Ở bệnh nhân có nguy cao gặp các bất thường do bệnh mạch vành gây ra, thuốc được sử dụng nhằm:
- Giảm nguy cơ tử vong do xơ vữa.
- Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Giảm nguy cơ thực hiện thủ thuật tái thông mạch vành.
Ngoài ra, Simvastatin còn được sử dụng nếu người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type 1 và 2.
2. Tác dụng của thuốc Simvastatin trong điều trị bệnh mạch vành
Simvastatin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol LDL. Điều này giúp hạn chế lượng cholesterol tích tụ trên thành động mạch làm cản trở sự lưu thông máu. Thuốc còn giúp giảm giảm triglyceride và tăng cholesterol tỉ trọng cao (HDL) .
Thuốc Simvastatin hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh với enzym chuyển hóa HMG-CoA thành acid mevalonic, là tiền thần của cholesterol. Từ đó làm chậm quá trình sản xuất cholesterol trong cơ thể.
3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Simvastatin an toàn
Simvastatin được chỉ định điều trị bệnh mạch vành cho trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành. Thông thường, thuốc bắt đầu có hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng. Thuốc được dùng bằng đường uống một lần duy nhất trong ngày. Người bệnh cần uống thuốc vào một thời gian cố định, tránh thay đổi thời gian.
Rất nhiều người băn khoăn simvastatin uống lúc nào tốt nhất. Theo các chuyên gia, với các loại statin tác dụng ngắn như Simvastatin, người bệnh nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trong bữa ăn tối. Điều này sẽ giúp tạo ra nồng độ thuốc cao nhất khi cơ thể tổng hợp cholesterol mạnh nhất, từ đó mang lại hiệu quả giảm cholesterol tốt nhất.
Hiện nay, trên thị trường hàm lượng Simvastatin sản xuất với hàm lượng 5mg, 10mg, 20mg, 40mg, 80mg với nhiều tên biệt dược khác nhau như Simvastatin STADA, Simtanin, Zocor,… Tùy tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị, tuổi tác, các loại thuốc đang sử dụng khác, bác sĩ sẽ chỉ định biệt dược và liều lượng phù hợp.
Liều dùng Simvastatin thường dùng là:
- Liều dùng khởi đầu trong điều trị bệnh mạch vành: 10-20mg/lần.
- Liều dùng khởi đầu trong phòng biến cố tim mạch do bệnh mạch vành: 20-40mg/lần.
- Sau 4 tuần sử dụng có thể tăng liều nếu cần. Liều dùng tối đa Simvastatin: 80mg/lần.
Tự ý đổi thuốc, tăng liều, dùng thuốc nhiều lần hơn so với chỉ định có thể khiến người bệnh mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần dùng thuốc simvastatin theo chỉ dẫn của bác sĩ
4. Tác dụng phụ của thuốc Simvastatin và cách xử lý
Giống như các loại thuốc khác, Simvastatin cũng có thể mang đến một số phản ứng phụ không mong muốn. Mỗi người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau với mức độ khác nhau. Tùy từng tác dụng phụ sẽ có cách xử lý khác nhau.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng
Các triệu chứng này thường có thể biến mất sau vài ngày sử dụng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà.
- Đau đầu.
- Đau khớp.
- Đau cơ nhẹ.
- Táo bón, buồn nôn.
- Nghẹt mũi.
- Hắt hơi.
- Đau họng.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng
Khi gặp các tác dụng phụ này, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và xử lý.
- Đau cơ không rõ nguyên nhân, nhạy cảm đau hơn.
- Có vấn đề về trí nhớ, hay bị nhầm lẫn.
- Sốt, mệt mỏi, nước tiểu có màu sẫm.
- Đau, rát khi đi tiểu.
- Tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Sưng tấy bàn tay, bàn chân, cổ chân.
- Khó thở.
- Chán ăn, đau bụng, mệt mỏi.
- Vàng mắt vàng da.
- Phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng phù mặt, môi, lưỡi, họng,…
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Simvastatin
Để thuốc vừa đạt hiệu quả tốt nhất vừa ít gây ra tác dụng phụ, ngoài việc uống thuốc đúng hướng dẫn, người bệnh cần tuân thủ 1 số lưu ý sau:
Cách xử trí khi quên uống thuốc
Nếu bạn bị quên 1 lần uống thuốc thì nên bỏ qua và tuân thủ lịch uống thuốc kế tiếp. Bạn không được uống liều gấp đôi để bù lại cho lần đã quên vì làm như vậy rất dễ gây tác dụng phụ.
- Tuân thủ lịch uống kế tiếp nếu bạn vừa quên uống thuốc liều trước đó
Chống chỉ định của Simvastatin
Không dùng Simvastatin trong các trường hợp
- Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Trẻ em dưới 10 tuổi.
- Có tiền sử dị ứng với Simvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử dị ứng với các thuốc khác thuộc nhóm Statin.
- Người tăng kéo dài transaminase huyết thanh không rõ nguyên nhân.
Các trường hợp cần thận trọng khi dùng
Người bệnh nếu mắc một trong số các bệnh sau đây cần thông báo với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Bệnh gan.
- Bệnh tuyến giáp.
- Bệnh cơ.
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh thận.
- Nghiện rượu lâu năm.
Xem thêm
Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu? Cách tăng tuổi thọ stent
Tương tác giữa Simvastatin với thuốc khác
Simvastatin có thể tương tác với một số loại thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng. Một số loại thuốc có thể thương tác với Simvastatin gồm:
- Amprenavir
- Atazanavir
- Boceprevir
- Darunavir
- Fosamprenavir
- Indinavir
- Lopinavir
- Nelfinavir
- Ritonavir
- Saquinavir
- Tipranavir
- Telaprevir
- Clarithromycin
- Erythromycin
- Cobicistat.
- Cyclosporine
- Danazol
- Itraconazole
- Ketoconazole
- Posaconazole
- Voriconazole
- Gemfibrozil
- Idelalisib
- Mibefradil
- Mifepristone
- Nefazodone
Chế độ ăn, sinh hoạt khi dùng thuốc
Kết hợp bưởi và Simvastatin làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tích lũy chất độc gây hại cho cơ thể, từ đó làm tổn thương gan, tiêu cơ vân, tổn thương hoặc suy thận. Do đó trong quá trình dùng Simvastatin, người bệnh cần hạn chế loại đồ uống này.
Các bài thể dục mạnh có thể làm tăng nguy cơ tổn thương, chấn thương cơ vân ở người bệnh đang điều trị bằng Simvastatin. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe,… khoảng 30 phút mỗi ngày.
Simvastatin hay các thuốc nhóm Statin là thành phần quan trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng tim mạch của bệnh mạch vành. Cần kết hợp Simvastatin cùng chế độ ăn uống để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu và bền vững.
Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy: bên cạnh thuốc điều trị, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp tăng hiệu quả giúp giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, xơ vữa mạch vành, hỗ trợ giảm cholesterol máu tốt hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim – hai biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh mạch vành, tăng cholesterol máu gây ra, hỗ trợ giảm tần suất nhập viện, tăng khả năng gắng sức cho người bệnh.
Ra đời hơn 13 năm, TPCN Ích Tâm Khang đã thuyết phục hàng triệu người sử dụng bằng và chuyên gia tim mạch bằng hiệu quả và độ an toàn thực tế. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép từ năm 2008 và đạt nhiều giải thưởng danh giá như: Thương hiệu vàng – Chất lượng quốc tế 2020, Thương Hiệu Hàng Đầu Việt Nam 2019, Top 100 sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho gia đình 2014…
Bạn có thể lắng nghe chi tiết chia sẻ của người bệnh, chuyên gia về sản phẩm này trong bài viết TPCN Ích Tâm Khang – Sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch, suy tim.
Mọi băn khoăn về TPCN Ích Tâm Khang cũng như các bệnh tim mạch khác, bạn hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được giải đáp chi tiết.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
Link tham khảo
https://www.drugs.com/simvastatin.html#uses
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6105/simvastatin-oral/details
https://www.nhs.uk/medicines/simvastatin/
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a692030.html
https://reference.medscape.com/drug/zocor-simvastatin-342463