Sỏi túi mật: Nhận biết sớm, điều trị đúng, giảm rủi ro

Sỏi túi mật là bệnh lý gan mật thường gặp. Những người thừa cân, nồng độ cholesterol trong máu cao, phụ nữ tuổi trung niên là các đối tượng rất dễ mắc sỏi túi mật. Đa số bệnh nhân vô tình phát hiện ra sỏi túi mật trong quá trình thăm khám các bệnh lý khác. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh phải cắt bỏ túi mật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin về sỏi túi mật để giảm rủi ro do căn bệnh này gây ra.

Bệnh lý sỏi túi mật thường âm thầm tiến triển trong nhiều năm
Bệnh lý sỏi túi mật thường âm thầm tiến triển trong nhiều năm

1. Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện trong túi mật từ dịch mật kết tinh. Sỏi túi mật có thể ở dạng viên hoặc dạng bùn. Mỗi người bệnh có loại và số lượng khác nhau từ 1, 2 viên đến hàng trăm viên. Ở các nước phương Tây, sỏi túi mật thường được kết tinh từ cholesterol. Tại Việt Nam, sỏi túi mật chủ yếu được kết tinh từ trứng và ký sinh trùng đường ruột.

Người bệnh có thể phân biệt sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ, sỏi gan dễ dàng thông qua vị trí phát hiện trên siêu âm ổ bụng. Sỏi túi mật nằm ở trong túi mật, sỏi ống mật chủ ở trong đường ống mật chủ, sỏi gan nằm trong ống gan trái, ống gan phải hoặc cả 2. Ngoài ra sỏi túi mật đa số là sỏi cholesterol trong khi sỏi ống mật chủ, sỏi gan (gọi chung là sỏi đường mật) thường là sỏi sắc tố đen.

2. Nguyên nhân sỏi túi mật

Theo các chuyên gia, sỏi túi mật hình thành do sự mất cân bằng các thành phần của dịch mật. Có 3 nhóm nguyên nhân gây sỏi túi mật thường gặp nhất:

– Dịch mật quá nhiều cholesterol: Khi dịch mật chứa quá nhiều cholesterol và không thể hòa tan hết, cholesterol dư thừa trong mật sẽ hình thành nên các tinh thể và tạo thành sỏi. Cholesterol trong mật cao không liên quan tới nồng độ cholesterol trong máu.

–  Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là sắc tố vàng da cam, được tạo ra từ quá trình thải khi hồng cầu trong máu vỡ sinh máu rồi đi qua gan. Người bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật, các rối loạn máu… có thể làm gan sản xuất quá nhiều bilirubin . Từ đó gây nên sỏi túi mật.

– Ứ trệ dịch mật trong túi mật: Dịch mật bị ứ trệ thường xuyên có thể khiến mật trở nên cô đặc hơn. Điều này góp phần vào quá trình hình thành mật

3. Có các loại sỏi túi mật nào?

Dựa theo thành phần chính có thể chia sỏi túi mật thành 3 loại chính: sỏi cholesterol, sỏi bilirubin (sỏi đen, sỏi nâu), sỏi hỗn hợp.

– Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi túi mật phổ biến nhất, thường có màu vàng. Thành phần của sỏi có trên 70% là cholesterol. Sỏi cholesterol được hình thành từ lượng cholesterol dư thừa kết tinh lại.

– Sỏi bilirubin: Sỏi bilirubin được hình thành từ bilirubin và các muối canxi. Sỏi có màu nâu sẫm hoặc màu đen. Sỏi bilirubin có hàm lượng cholesterol thấp hơn so với sỏi cholesterol, chỉ khoảng dưới 30%.

– Sỏi hỗn hợp: Đây là loại sỏi không có thành phần cấu tạo đặc trưng nào. Sỏi hỗn hợp được hình thành do dịch mật ứ trệ, lắng đọng và gây ra sỏi. Ngoài ra, việc kiêng cữ tuyệt đối chất béo khiến nhu cầu dịch mật giảm làm giảm co bóp mật dễ tạo nên sỏi.

Bên cạnh phân loại dựa vào thành phần, sỏi túi mật còn có thể chia thành 2 loại: sỏi túi mật dạng bùn (sỏi bùn túi mật, bùn mật) và dạng viên.

Hình ảnh sỏi túi mật cholesterol dạng viên

4. Triệu chứng sỏi túi mật thường gặp

Phần lớn bệnh nhân sỏi túi mật được phát hiện tình cờ thông qua siêu âm. Có tới 80% người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu thường chỉ xuất hiện khi sỏi đã gây tắc nghẽn dịch mật, sỏi kẹt cổ túi mật hoặc tăng áp lực trong đường mật. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sỏi túi mật dưới đây:

– Đau hạ sườn phải: Đây là điểm đau sỏi túi mật phổ biến nhất. Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, đau theo từng cơn. Đau hạ sườn phải thường xảy ra sau những bữa ăn có nhiều thức ăn giàu chất béo. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Vị trí đau sỏi túi mật có thể lan về sau lưng, lan sang hạ sườn trái và lên vai phải. Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu, âm ỉ vùng hạ sườn phải.

– Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không ngon, chướng bụng, chậm tiêu, đắng miệng, buồn nôn, lợm giọng, sợ đồ ăn dầu mỡ chiên xào. Đây là triệu chứng không điển hình dế khiến gây nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày.

– Sốt: Đây là dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật gây biến chứng viêm túi mật.

– Vàng da, vàng mắt, phân bạc màu: khi sỏi khiến dịch mật bị tắc nghẽn có thể khiến bilirubin bị tích tụ, thấm vào máu và gây vàng da, vàng mắt.

5. Chẩn đoán sỏi túi mật như thế nào?

Hiện nay siêu âm bụng được xem là phương pháp đầu tay để chẩn đoán sỏi túi mật với tỷ lệ chính xác lên tới 90-95%. Trường hợp siêu âm không thể chắc chắn 100% túi mật có sỏi, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm chụp cắt lớp điện toán (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).

6. Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Bệnh lý sỏi túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, hội chứng Mirizzi, tắc ruột, tắc mật… nếu không được phát hiện sớm và điều trị theo dõi đúng cách. Các biến chứng sỏi túi mật này có thể diễn ra đột ngột vào bất cứ lúc nào.

– Viêm túi mật cấp: Đây là biến chứng thường gặp nhất của sỏi túi mật. Khi các viên sỏi có kích thước lớn có thể bị kẹt lại trong. Nếu không được phát hiện sớm có thể gây thủng, vỡ túi mật. Khi túi mật bị vỡ, dịch mật có thể lan đến phúc mạc gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

– Viêm túi mật mạn tính: Là tình trạng túi mật bị viêm tái lại nhiều lần. Viêm lâu ngày có thể gây xơ hóa làm mất hoàn toàn chức năng của túi mật.

– Hội chứng Mirizzi: Khi sỏi từ ống hoặc cổ túi mật chèn ép vào đường mật xung quanh gây ra chèn ép ống gan và gây tắc mật. Nếu phát hiện muộn, sỏi có thể gây thủng túi mật và rò dịch mật.

– Tắc ruột do sỏi mật: Biến chứng xảy ra khi túi mật bị thủng, sỏi có thể rơi vào ruột non. Khi các viên sỏi túi mật lớn có thể gây xói mòn thành ruột non. Các chất bài tiết của cơ thể đi qua vị trí tắc nghẽn sẽ làm tổn thương ruột.

– Vàng da do tắc mật: Khi sỏi túi mật làm cản trở mật chảy vào tá tràng khiến dịch mật không thể giải phóng các sắc tố ruột. Điều này làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Nếu bilirubin trong máu cao mà không được điều trị có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu. Lâu dần có thể gây ngộ độc mô thần kinh.

Viêm túi mật là biến chứng thường gặp nhất do sỏi túi mật gây ra

7. Sỏi túi mật có chữa được không?

Sỏi mật có thể chữa khỏi mà không để lại biến chứng gì nếu được phát hiện sớm. Lối sống lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ tái phát sỏi sau điều trị. Vậy sỏi túi mật điều trị như thế nào? Tùy tình trạng từng người bệnh có các phương pháp điều trị sỏi túi mật khác nhau.

Đối với các trường hợp sỏi túi mật chưa có triệu chứng có thể không cần can thiệp y khoa mà chỉ cần thay đổi lối sống, luyện tập, dùng thuốc hay bổ sung thuốc nam, bài thuốc Đông Y. Trong trường hợp, bệnh xuất gây đau đớn nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm thì nên can thiệp cắt túi mật theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

8. Cách điều trị sỏi túi mật hiệu quả

Phương pháp điều trị sỏi túi mật phụ thuộc vào kích thước, số lượng sỏi, các triệu chứng xuất hiện và thể trạng người bệnh. Một số phương pháp điều trị sỏi túi mật chính:

Dùng thuốc nội khoa

Các thuốc điều trị bao gồm thuốc giảm đau sỏi túi mật, thuốc làm tan sỏi, thuốc điều trị biến chứng (nếu có). Thuốc điều trị nội khoa thường áp dụng cho các trường hợp sỏi cholesterol và kích thước dưới 15mm. Thời gian điều trị thông thường từ 6 đến 24 tháng. Nhược điểm của các thuốc này là tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khá nghiêm trọng (tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, đau bụng…)

Tán sỏi túi mật qua da bằng laser

Phương pháp này ít được sử dụng do tỷ lệ tái phát sỏi cao, cần có kỹ thuật chuyên môn sâu và nhiều rủi ro cho người bệnh.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Đây là phương pháp điều trị sỏi túi mật rất phổ biến. Phẫu thuật nội soi ít gây đau đớn cho người bệnh, rút ngắn thời gian nằm viện và phục hồi sau phẫu thuật.

Phẫu thuật mở cắt túi mật

Khi phẫu thuật nội soi cắt túi mật thất bại, người bệnh có viêm mủ  hoặc trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện phẫu thuật nội soi, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật mổ mở để cắt túi mật.

 

Thay vì phải đun sắc cồng kềnh mà chưa chắc lấy được toàn bộ tinh chất có lợi, bạn có thể tham khảo dùng các thảo dược này dưới dạng TPCN Kim Đởm Khang. TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ bài sỏi túi mật, sỏi gan, sỏi ống mật chủ hiệu quả qua 3 tác động:

  • Tăng cường chức năng gan, lợi mật.
  • Tăng vận động túi mật, giảm ứ mật
  • Kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sỏi mới.

Không chỉ giúp bài sỏi, TPCN Kim Đởm Khang còn giúp:

  • Giảm đau, đầy trướng, khó tiêu, sợ mỡ, táo bón, vàng da, vàng mắt.
  • Ngừa biến chứng và phòng sỏi tái phát sau can thiệp phẫu thuật.

Điểm khác biệt của TPCN Kim Đởm Khang là hiệu quả được khẳng định qua nghiên cứu tại bệnh viện Quân Y 103. Kết quả nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Gan mật Toàn quốc.

Để hiểu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan hoặc gọi tới hotline 0963.022.986.

TPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan từ 8 thảo dược quý
TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan từ 8 thảo dược quý

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

9. Sỏi túi mật có nên mổ không?

Thông thường, sỏi túi mật không triệu chứng, không gây đau đớn quá nhiều thì chưa cần thiết phải mổ cắt túi mật. Người bệnh có thể chọn giữa việc phẫu thuật và sử dụng các cách giúp loại sỏi không mổ khác như thuốc làm tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, hỗ trợ điều trị sỏi túi mật bằng thuốc nam. Việc lạm dụng phẫu thuật sớm sẽ để lại di chứng rối loạn tiêu hoá cũng như nguy cơ tái phát sỏi tại vị trí khác trong đường mật.

Phẫu thuật mổ sỏi túi mật sẽ cần thiết khi sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm hoặc sỏi quá lớn gây ra các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng. Vậy sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Trên thực tế, các trường hợp có sỏi túi mật từ 15mm trở lên, bác sĩ đã gợi ý cho người bệnh về nguy cơ phải phẫu thuật. Nhưng nếu chưa có biến chứng quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể thảo luận với bác sĩ về việc trì hoãn phẫu thuật. Đó cũng là lý do nhiều trường hợp sỏi 20mm vẫn có thể theo dõi tại nhà.

10. Nếu cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Sau phẫu thuật cắt túi mật, gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ nhưng có thể tiết quá nhiều hoặc quá ít khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa (chậm tiêu, tiêu chảy, đau…) sau mổ. Tình trạng này được gọi là hội chứng sau cắt túi mật.

Đặc biệt, dù đã cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể bị tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật và phải mổ đi mổ lại nhiều lần. Đây là lý do cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật để giảm bớt các ảnh hưởng này.

Xem thêm

Cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, giảm đau nhanh, bài sỏi

11. Người bị sỏi túi mật nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sỏi túi mật cả trước và sau mổ cắt túi mật. Lựa chọn đúng loại thực phẩm nên ăn sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện thêm sỏi mới và tăng kích thước sỏi cũ. Ngoài ra, chế độ ăn sỏi túi mật lành mạnh sẽ giúp duy trì kết quả của quá trình điều trị và ngăn sỏi tái phát.

Dưới đây là một số loại đồ uống, thực phẩm nên ăn và kiêng cho người bệnh sỏi túi mật và sau mổ sỏi túi mật:

  • Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Nên sử dụng sữa ít béo thay cho sữa nguyên kem, bơ, phô mai.
  • Nên tăng cường các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nên dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật.
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không nên ăn nhiều thịt chế biến sẵn, thịt đỏ.
  • Nên hạn chế uống nước ngọt, trà.
  • Nên kiêng ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
  • Không nên uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích.
Biết được sỏi mật nên ăn gì, sỏi túi mật nên kiêng ăn gì giúp ngăn sỏi tăng kích thước

12. Bị sỏi túi mật có mang thai được không?

Câu trả lời là có. Bởi lẽ sỏi túi mật là bệnh lý tiêu hoá và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có những rắc rối nhỏ liên quan đến chế độ ăn uống mà bạn cần nắm được trước khi quyết định mang thai.

Điển hình là việc kiêng khem các thực phẩm dinh dưỡng nhưng giàu chất béo như thịt bò, thịt mỡ, da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… hoặc các món chiên xào nhiều dầu mỡ nếu bạn không muốn trải qua các cơn đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, bị sỏi túi mật khi mang thai đồng nghĩa với việc bạn không thể dùng thuốc hay thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật. Trường hợp sỏi gây biến chứng thì bạn sẽ được chỉ định mổ hở cắt túi mật để tránh rủi ro.

Sỏi túi mật là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người đang mắc bệnh không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là giữ tinh thần lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này.

BS. Vũ Thị Anh Đào

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận