Sử dụng thuốc tây trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Điều trị trào ngược dạ dày theo tây y là phương án điều trị đầu tiên và khả thi nhất được sử dụng. Tùy theo mức độ, mạn tính hay không mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn và chỉ định dùng thuốc không kê đơn sao cho hợp lí. Vậy sử dụng thuốc tây trong điều trị trào ngược dạ dày thế nào cho đúng?
Vậy khi nào thì điều trị bệnh trào ngược dạ dày theo tây y?
Nội dung bài viêt
- 1. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày theo tây y như thế nào?
- 2. Các nhóm thuốc tây trị trào ngược dạ dày. Các loại thuốc kê theo toa và không kê theo toa được phép sử dụng?
- 3. Hậu quả của việc dùng thuốc tây trị trào ngược dạ dày không đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- 4. Khi nào nên tiến hành phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày? Các phương pháp phẫu thuật hiệu quả cao hiện nay?
- 5. Lời khuyên của bác sĩ
1. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày theo tây y như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng điển hình mà không kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như nuốt khó, nuốt đau, giảm cân, thiếu máu, nôn ra máu,…thì chỉ cần thay đổi lối sống.
Khi thay đổi lối sống mà bệnh vẫn không cải thiện thì bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc. Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng như PPI, kháng H2, prokinetic…Mục đích của các thuốc là làm giảm tiết acid của dạ dày, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày để làm giảm ảnh hưởng của acid lên thực quản.
- Sử dụng thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày thực quản phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc hoặc có thoát vị cơ hoành lớn, gặp tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị bằng thuốc hoặc những bệnh nhân không muốn tiếp tục điều trị bằng thuốc kéo dài thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Xem thêm
2. Các nhóm thuốc tây trị trào ngược dạ dày. Các loại thuốc kê theo toa và không kê theo toa được phép sử dụng?
Vậy có những loại thuốc tây nào điều trị trào ngược dạ dày thực quản?
– Sử dụng thuốc: có 3 nhóm thuốc cơ bản được sử dụng:
– PPI: là nhóm thuốc đầu tay cho điều trị bệnh. Khuyến cáo của ACG (hội tiêu hóa Hoa Kỳ) khởi đầu điều trị bằng 1 lần/ngày trước bữa ăn sáng. Nếu bệnh nhân không đáp ứng có thể tăng liều gấp đôi hoặc theo hướng dẫn liều giới hạn đặc biệt những bệnh nhân có triệu chứng vào ban đêm.
– Theo quy định của FDA có 6 thuốc PPI được phép sử dụng. Trong đó có 3 thuốc không cần kê đơn là esomeprazol, omeprazol và lansoprazol, 3 thuốc cần kê đơn là pantoprazol, dexlansoprazol và rabeprazol.
– Kháng H2 là nhóm thuốc thứ 2 thường được sử dụng với mục tiêu giảm tiết acid dịch vị. Thuốc này hay được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng ban đêm nhưng không đáp ứng với liều PPI tối đa.
– Hiện nay theo quy định của FDA có 2 thuốc được chấp nhận sử dụng là cimetidin và famotidin và không kê đơn. Nhưng bệnh nhân không được phép tự ý sử dụng tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
– Nhóm prokinetic như: metoclopramide và domperidon hiện còn thiếu dữ liệu nghiên cứu hiệu quả của thuốc trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
3. Hậu quả của việc dùng thuốc tây trị trào ngược dạ dày không đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Không tuân thủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm thực quản bào mòn: do niêm mạc thực quản tiếp xúc kéo dài với acid dịch vị dạ dày làm cho niêm mạc bị tổn thương, loét.
- Hẹp thực quản: sau thời gian dài bị acid dịch vị tấn công, thực quản dần bị xơ hóa dẫn đến hẹp thực quản.
- Barret thực quản: tiếp xúc lặp lại với acid làm niêm mạc thực quản cố gắng chữa lành tuy nhiên các tế bào thay đổi tính chất và cấu trúc của nó. Barret thực quản làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Tất cả các biến chứng đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh và cần có sự can thiệp của thầy thuốc.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản diễn biến nặng
4. Khi nào nên tiến hành phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày? Các phương pháp phẫu thuật hiệu quả cao hiện nay?
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân kháng trị, có thoát vị cơ hoành lớn, gặp tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị bằng thuốc hoặc những bệnh nhân không muốn tiếp tục điều trị bằng thuốc kéo dài.
Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay, một số phương pháp như sau:
– Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (fundoplication): Đây là phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn cho GERD. Mục đích của phương pháp là tăng cường cơ thắt thực quản dưới để ngăn cản sự trào ngược của dạ dày vào thực quản. Phần trên của dạ dày được bọc bên ngoài cơ thực quản dưới để tăng cường cho cơ này. Phẫu thuật này có thể theo phương pháp mổ mở hoặc nội soi
– Phẫu thuật nội soi thông qua đường miệng (TIF): Phương pháp này được sử dụng khi phẫu thuật mổ mở không thích hợp. Mục đích của phương pháp này là tạo các nếp gấp ở đáy thực quản, chính những nếp gấp này tạo thành van ngăn cản sự tròa ngược của acid dạ dày
– Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx): Trong phẫu thuật này bác sĩ sẽ đặt một vòng các hạt nhỏ từ tính để bao bọc xung quanh phần nối của dạ dày thực quản. Lực hút từ tính của các hạt này sẽ giúp ngăn cho acid tử dạ dày trào ngược lên thực quản nhưng vẫn cho thức ăn đi qua.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Việc không tuân thủ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước, Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám trực tiếp. Trong suốt quá trình điều trị bệnh cũng vậy, các loại thuốc không kê theo đơn được phép sử dụng bạn cũng hết sức lưu tâm. Không mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ.
BS. Trần Thị Kiều Oanh