Suy giảm chú ý là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách cải thiện

Suy giảm chú ý là một bệnh lý nằm trong hội chứng tăng động giảm chú ý. Đây là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và lứa tuổi thanh, thiếu niên. Tình trạng suy giảm chú ý không được phát hiện kịp thời có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Suy giảm chú ý gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của trẻ cũng như với người thân trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về suy giảm chú ý là gì cũng như những cách cải thiện tình trạng suy giảm chú ý.

1. Suy giảm chú ý là gì?

Suy giảm chú ý (ADD) là một thể bệnh trong hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD). Sự khởi phát của chứng suy giảm chú ý thường xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Theo thống kê tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2022, phần lớn trẻ mắc chứng suy giảm chú ý nằm trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Suy giảm chú ý là một bệnh lý mạn tính, thời gian diễn biến của bệnh có thể kéo dài qua rất nhiều năm. Người mắc chứng suy giảm chú ý có thể kèm theo các rối loạn tâm thần khác như: rối loạn giao tiếp, rối loạn bướng bỉnh chống đối, dấu hiệu trầm cảm, lo âu,…

Suy giảm chú ý là gì?

Xem thêm: Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết suy giảm chú ý:

 Chứng suy giảm chú ý ở trẻ em bao gồm các triệu chứng dưới đây:

  • Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
  • Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động chơi.
  • Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ .
  • Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).
  • Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.
  • Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
  • Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).
  • Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
  • Thường quên các hoạt động hằng ngày.
Trẻ giảm chú ý gặp khó khăn khi hoàn thành bài tập

 Trẻ được chẩn đoán là chứng suy giảm chú ý nếu có ít nhất 6 trong số các triệu chứng kể trên, các triệu chứng kéo dài từ 6 tháng trở lên, với mức độ trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần.

 Ở người lớn, suy giảm chú ý bao gồm các triệu chứng:

  • Khó tập trung.
  • Khó hoàn thành công việc.
  • Dễ thay đổi tâm trạng.
  • Thiếu kiên nhẫn.
  • Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ.

Dù ở độ tuổi nào thì tình trạng suy giảm chú ý cũng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và quan hệ xã hội của người bệnh.

Xem thêm: Suy giảm nhận thức chủ quan – Những vấn đề cần lưu tâm

3. Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm chú ý:

3.1 Nguyên nhân của chứng suy giảm chú ý:

Chứng suy giảm chú ý không có nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến suy giảm chú ý bao gồm các yếu tố di truyền, sinh hoá, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: cân nặng lúc trẻ mới sinh < 1500g, chấn thương đầu, thiếu sắt, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có phơi nhiễm chì, rượu, thuốc lá, cocain trước khi sinh. Chứng suy giảm trí nhớ cũng liên quan đến trải nghiệm bất lợi diễn ra vào thời thơ ấu. Rất ít trẻ mắc chứng suy giảm chú ý có tổn thương ở hệ thần kinh. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống dopaminergic và adrenergic với việc giảm hoạt động hoặc kích thích ở thân não trên và vùng não trước-não giữa.

3.2 Hậu quả của chứng suy giảm chú ý

Hậu quả của chứng suy giảm chú ý với trẻ em chủ yếu là thất bại trong học tập, lòng tự trọng thấp và khó học tập các hành vi xã hội thích hợp.

Đối với người lớn, hậu quả chứng suy giảm chú ý bao gồm: Giảm trí thông minh, hung hăng, các vấn đề về cá nhân và xã hội, rối loạn tâm thần khi mang thai.

Suy giảm chú ý ở người trưởng thành gây giảm thông minh và nhiều vấn đề xã hội

Xem thêm: Suy giảm trí nhớ nên và không nên ăn gì?

4. Cách cải thiện tình trạng suy giảm chú ý

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng suy giảm chú ý:

Biện pháp tâm lý trị liệu: trị liệu hành vi, nhận thức ( dạy các kỹ năng cụ thể để quản lý hành vi của bạn và thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực thành tích cực); tư vấn hôn nhân và trị liệu gia đình ( giúp những người thân yêu đối phó với sự căng thẳng khi sống với người bị suy giảm chú ý và tìm hiểu những gì họ có thể làm để giúp đỡ).

Biện pháp điều trị suy giảm chú ý bằng thuốc:

Các thuốc thuộc nhóm thuốc kích thích tâm thần: những thuốc này có tác dụng làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não để người bệnh đạt được trạng thái cân bằng. Tuy nhiên những chất kích thích này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy khi dùng thuốc cho bệnh nhân cần lưu ý phát hiện những tác dụng phụ và báo lại cho nhân viên y tế kịp thời.

Các thuốc chống trầm cảm, thuốc chống oxy hoá không kích thích: những thuốc này tác dụng chậm hơn, nhưng ít tác dụng phụ hơn nhóm thuốc kích thích tâm thần.

Các thuốc điều trị chứng suy giảm chú ý có nhiều loại, các tác dụng phụ và liều lượng từng thuốc là khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Cần có sự điều chỉnh từ bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp với người bệnh và có sự theo dõi sát để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp tâm lý trị liệu

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất đối với chứng suy giảm chú ý, cần phối hợp các phương pháp điều trị với nhau mà cụ thể là dùng thuốc song song với tham vấn tâm lý.

Như vậy, chứng suy giảm trí nhớ là bệnh lý không hiếm gặp, nhiều triệu chứng, tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh là không dễ dàng. Nếu nghi ngờ bạn hoặc người thân có thể đang mắc chứng suy giảm trí nhớ, hãy đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

BS Hoàng Ngọc Anh

Xem thêm các thông tin khác trên trang Thaythuocvietnam.vn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận