Suy giảm nhận thức chủ quan – Những vấn đề cần lưu tâm

Nhận thức là sự kết hợp của các quá trình trong não bao gồm khả năng học hỏi, ghi nhớ và đưa ra phán đoán. Khi khả năng nhận thức bị suy giảm, nó có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của một cá nhân. Suy giảm nhận thức có thể từ suy giảm nhận thức nhẹ đến sa sút trí tuệ, đủ nghiêm trọng để cản trở cuộc sống hàng ngày.

1. Suy giảm nhận thức chủ quan là gì?

Suy giảm nhận thức chủ quan là gì?

Suy giảm nhận thức chủ quan, còn được gọi là rối loạn trí nhớ chủ quan, là khi bệnh nhân thấy rằng khả năng tư duy của họ ngày càng kém đi, bao gồm cả trí nhớ, nhưng sự suy giảm này không thể được xác minh bằng các xét nghiệm chẩn đoán.

Xem thêm: Tổng quan về chứng suy giảm nhận thức

2. Biểu hiện của suy giảm nhận thức chủ quan

Suy giảm nhận thức sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Đó có thể là do mọi người khác nhau về tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh sống và khả năng nhận thức của họ.

2.1 Về sức khỏe tinh thần

Khi trải qua suy giảm nhận thức chủ quan, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự suy sụp, thấp chí nhiều trường hợp trầm cảm hoặc sốc.

Một phần ba (33,7%) người lớn bị suy giảm nhận thức chủ quan báo cáo rằng họ trải qua sự đau khổ về tinh thần bao gồm căng thẳng, trầm cảm và các vấn đề về cảm xúc.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chứng hay quên điển hình không giống như chứng suy giảm nhận thức. Sẽ rất dễ nhầm tưởng chứng hay quên thường xuyên nhất là dấu hiệu của sự suy giảm nhận thức. Lo lắng như vậy có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn.

2.2 Qua các hoạt động thường ngày ở nhà và ngoài xã hội

Đối với các hoạt động thường ngày và xã hội, người bệnh có thể trải qua các tình huống sau:

Khi bạn gặp khó khăn với việc ghi nhớ và diễn đạt, điều mà trước đây chưa từng gặp

Gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ để thể hiện bản thân, đặc biệt là khi so sánh với những người khác cùng tuổi

Mất hoặc lấy nhầm đồ

Quên các cuộc hẹn và sự kiện đã lên lịch

Trở nên choáng ngợp bởi các nhiệm vụ và dự án phức tạp mà trước đây họ có thể làm.

Xem thêm: Người suy giảm nhận thức nên ăn gì thì tốt?

3. Cách phòng tránh suy giảm nhận thức

Có nhiều lý do khiến bạn có thể trải qua những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong suy nghĩ và trí nhớ. Đôi khi, một số vấn đề sức khỏe khác có thể là nguyên nhân. Vậy nên cần phòng ngừa và điều trị các bệnh sau:

  • Huyết áp cao
  • Bệnh mạch máu
  • Trầm cảm
  • Thiếu ngủ
  • Bệnh tiểu đường
  • Alzheimer hoặc chứng mất trí trước thái dương

Bên cạnh đó, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh và tích cực:

Tập luyện thể chất có vai trò tích cực đối với vỏ não, trong đó có chứng suy giảm trí nhớ chủ quan

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau xanh. Các nghiên cứu gợi ý rằng chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải và DASH đều làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Chế độ ăn kiêng Địa trung hải là chế độ ăn:
    • Ăn thường xuyên: Rau, trái cây, quả hạch, hạt, các loại đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, thảo mộc, gia vị, cá, hải sản và dầu ô liu nguyên chất.
    • Ăn với lượng vừa phải: Thịt gia cầm, trứng, phô mai và sữa chua.
    • Ăn ít: Thịt đỏ bao gồm các loại thịt bò, thịt bê, thịt lợn…
    • Nên tránh sử dụng: Đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, ngũ cốc tinh chế và dầu tinh luyện.
  • Duy trì hoạt động thể chất.
  • Có giấc ngủ tốt.
  • Kết nối với những người khác về mặt xã hội.
  • Kích thích bộ não của bạn với các hoạt động, đọc sách, trò chơi và sở thích cá nhân.
  • Bảo vệ bạn khỏi chấn thương sọ não.
  • Hạn chế lượng rượu và tránh sử dụng thuốc lá.
  • Một nghiên cứu năm 2022 gợi ý rằng uống vitamin tổng hợp hàng ngày có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. 

BS Trần Tuấn Anh

Xem thêm các thông tin khác trên trang thaythuocvietnam.vn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận