Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết bệnh?

Suy thận độ 2 là một trong 5 cấp độ của suy thận. Ở cấp độ này, bệnh có thể được đẩy lùi nếu người mắc được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Vậy mức độ nguy hiểm của suy thận độ 2 thế nào? cách nhận biết bệnh ra sao?

1. Suy thận độ 2

Ở người bị suy thận độ 2, mặc dù thận đã bị những tổn thương nhất định, nhưng có rất ít hoặc không xuất hiện triệu chứng nào. Do đó, để chẩn đoán chính xác mức độ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ lọc máu của thận (GFR). Chẩn đoán bệnh suy thập cấp độ 2 được kết luận khi:

  • Chức năng thận bị mất từ 40 -50%.
  • Mức độ lọc máu của thận (GFR ) giảm xuống dưới 90%, còn 60 – 89ml/phút.

Ở giai đoạn này, thận không hoạt động 100% “công suất”, nhưng rất khó để người mắc nhận biết được bệnh. Thường thì suy thận ở mức độ 2 được vô tình phát hiện khi làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh khác như: Tiểu đường, huyết áp cao – hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Suy thận độ 2 là một cấp độ của bệnh suy thận
Suy thận độ 2 là một cấp độ của bệnh suy thận

2. Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?

Suy thận độ 2 được coi là nhẹ trong tiến triển tổng thể của bệnh suy thận. Tình trạng này không quá nguy hiểm và vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay đe dọa tính mạng.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát lên đến 90%. Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.

Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển thành suy thận độ 3, với hệ quả là ½ chức năng thận bị mất và rất khó chữa khỏi.

3. Triệu chứng suy thận độ 2

Tuy khó nhận biết nhưng người bệnh cũng nên chú ý đến những triệu chứng của bệnh như:

  • Thay đổi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, màu sắc nước tiểu thay đổi hoặc có lẫn máu,…
  •  Phù mặt, bàn chân và bàn tay.
  •  Ngứa, phát ban da.
  •  Đau đầu, mệt mỏi.
  •  Khó ngủ.
  • Hơi thở có mùi kim loại.
  •  Ăn uống không ngon miệng, buồn nôn.

Bên cạnh các triệu chứng có thể gặp phải, để xác định chính xác người bệnh mắc suy thận cấp độ 2, cần thông qua kết quả của một số xét nghiệm sau:

  • Nồng độ creatinin trong máu cao hơn bình thường.
  •  Nước tiểu có lẫn máu hoặc protein.
  • Phát hiện tổn thương thận qua MRI, CT scan, siêu âm hoặc chụp X-quang.

4. Các phương pháp chữa suy thận độ 2

Phương pháp điều trị suy thận độ 2 chủ yếu là dùng thuốc để kiểm soát các chỉ số, kết hợp với lối sống lành mạnh.

Thường xuyên kiểm tra protein trong nước tiểu và creatinin huyết thanh có thể kiểm soát được sự tiến triển của bệnh. Song song với đó, một lối sống lành mạnh sẽ tăng hiệu quả điều trị, làm chậm sự tiến triển của suy thận.

Dựa vào tình hình lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Dựa vào tình hình lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Các loại thuốc tây sử dụng trong điều trị suy thận

  • Thuốc làm giảm nồng độ cholesterol như: Losvatatin, simvastatin, fluvastatin, atorvastatin, …
  • Thuốc kiểm soát huyết áp cao như: Losartan, candesartan, azilsartan hoặc nhóm ức chế men chuyển,… giúp chuyển hóa năng lượng, ổn định huyết áp và ngăn cản sự tiến triển của bệnh.
  • Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu: Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc erythropoietin hormone. Loại thuốc này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và hỗ trợ điều trị suy thận.
  • Thuốc làm giảm ứ đọng dịch, hay giảm tình trạng phù như furosemide.

Bên cạnh các loại tân dược, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm những bài thuốc đông y để điều trị suy thận độ 2. Tuy nhiên, phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh mới được uống.

Xem thêm

Tổng hợp các phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng

  • Ăn nhiều loại ngũ cốc, nhất là ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế những loại đồ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường và muối.
  • Bổ sung đủ lượng calo cơ thể cần.
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì cân nặng và sức khỏe.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu nồng độ kali và phốt pho trong máu cao, người bệnh nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều 2 chất này như: Chuối, cam, khoai tây, rau chân vịt,…

Duy trì huyết áp và lượng đường trong máu ở mức an toàn

  • Huyết áp 125/75 mmHg cho những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp 130/85 mmHg cho người không bị tiểu đường và không có protein niệu.
  • Huyết áp 125/75 mmHg đối với người không bị tiểu đường nhưng bị protein niệu.

Bên cạnh những phương pháp điều trị suy thận độ 2 kể trên, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
  •  Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.

Bạn có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh suy thận độ 2, hoặc ít nhất là làm chậm tổn thương thêm cơ quan này. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị đúng cách và thay đổi lối sống có thể giúp duy trì được sức khỏe tổng thể nói chung và của thận nói riêng.

BS. Nguyễn Thị Nga

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận