Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?

Suy thận giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của bệnh thận mạn tính. Đây cũng là lúc thận của bạn không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Vậy, mức độ nguy hiểm của nó ra sao, có chữa được không?

1. Mức độ nguy hiểm của suy thận giai đoạn cuối

Thận đảm nhiệm chức năng lọc máu của cơ thể. Chúng làm việc rất chăm chỉ để loại bỏ chất thải, độc tố và dịch dư thừa. Đặc biệt, thận giúp kiểm soát huyết áp, kích thích sản xuất tế bào hồng cầu, giữ cho xương khỏe mạnh và điều chỉnh các chất hóa học trong máu cần thiết cho sự sống.

Suy thận giai đoạn cuối là khi thận của bạn hoạt động dưới 10% và không thể lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Mức lọc cầu thận ở giai đoạn cuối xuống < 15 mL/ph/1.73 m2, biểu hiện bằng hội chứng ure máu có thể sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế thận.

Suy thận giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?
Suy thận giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

2. Biến chứng suy thận giai đoạn cuối

Ở suy thận giai đoạn cuối, thận bị tổn thương và không thể lọc máu tốt như bình thường. Chất lỏng dư thừa và độc tố từ máu vẫn còn trong cơ thể sẽ gây ra các biến chứng sức khỏe khác như:

  • Tổn thương da.
  • Tăng sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng.
  • Rối loạn điện giải.
  • Đau xương, khớp và cơ.
  • Xương yếu.
  • Rối loạn thần kinh cơ.
  • Thay đổi mức đường huyết.

Trong một số ít trường hợp, một số biến chứng đe dọa tính mạng có thể xảy ra như:

  • Suy gan.
  • Các vấn đề liên quan đến tim và mạch máu.
  • Tích tụ chất lỏng xung quanh phổi.
  • Cường cận giáp.
  • Suy dinh dưỡng nặng.
  • Thiếu máu nghiêm trọng.
  • Chảy máu dạ dày và ruột.
  • Rối loạn chức năng não và sa sút trí tuệ.
  • Co giật.
  • Rối loạn xương khớp.
  • Gãy xương.

3. Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối

Những người mắc suy thận giai đoạn cuối không thể sống nếu không được điều trị. Có hai cách điều trị bệnh thận giai đoạn cuối là lọc máu hoặc ghép thận.

Lọc máu hay thẩm tách máu

Phương pháp điều trị kéo dài tuổi thọ này giúp cơ thể loại bỏ các chất độc không mong muốn, chất thải và chất lỏng dư thừa bằng cách lọc máu của người bệnh. Có hai hình thức thẩm tách: Thẩm phân phúc mạc và thẩm tách máu:

  •  Chạy thận nhân tạo (hay thẩm tách máu): Lọc máu qua máy lọc máu để loại bỏ độc tố, chất thải và chất lỏng dư thừa. Máu chảy vào máy, được lọc và đưa trở lại cơ thể. Nếu điều trị bằng cách này, người bệnh cần áp dụng 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chạy thận nhân tạo kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
  • Lọc màng bụng (hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc): Sử dụng các mạch máu trong niêm mạc bụng (bộ lọc tự nhiên của cơ thể) cùng với một dung dịch gọi là dịch lọc để lọc và làm sạch máu. Với phương pháp này, máu không rời khỏi cơ thể. Phương pháp lọc máu trên có thể thực hiện tại nhà với sự hướng dẫn của chuyên viên y tế và thường được thực hiện qua đêm, trong khi người bệnh ngủ.

Ghép thận

Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh suy thận giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ được ghép thêm một quả thận mới khỏe mạnh từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời, thông qua phẫu thuật. Để được ghép thận, người bệnh cần có sức khỏe tổng thể tốt, phù hợp với người hiến tặng và đúng thời điểm.

Ghép thận - phương pháp điều trị khi thận hư tổn nặng
Ghép thận – phương pháp điều trị khi thận hư tổn nặng

Song song với các phương pháp điều trị trên, người bệnh vẫn có thể phải sử dụng thuốc phối kết hợp trong một số trường hợp.

Thuốc điều trị

Nếu người  bệnh bị tiểu đường và cao huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát hai tình trạng trên nhằm ngăn chặn thận phải chịu thêm thương tổn. Hai nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) .

Ngoài ra, để tránh biến chứng nhiễm trùng do suy thận giai đoạn cuối, người bệnh nên tiêm một số loại vắc xin như vắc xin viêm gan B, phế cầu,…

Để điều trị suy thận giai đoạn cuối đạt kết quả tốt, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4. Suy thận giai đoạn cuối ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng khi chức năng thận bị suy giảm. Một  khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh sẽ ổn định quá trình trao đổi chất và hỗ trợ làm chậm quá trình thận tổn thương thêm.

Lượng protein

Tình trạng lãng phí protein-năng lượng xảy ra thường xuyên ở bệnh nhân suy thận và ngày càng trầm trọng hơn khi chức năng thận suy giảm.

Tình trạng này liên quan đến sự hao mòn cơ bắp và giảm dự trữ protein hoặc năng lượng. Khoảng 40-60% bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối đã bị suy dinh dưỡng khi họ bắt đầu chạy thận nhân tạo.

Các yếu tố khác có thể gây suy dinh dưỡng: Vấn đề về tiêu hóa, mất vị giác, dùng nhiều thuốc, thiếu máu (chạy thận nhân tạo), viêm mãn tính, nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết tố và các yếu tố môi trường như ít tập thể dục hoặc lọc máu không hiệu quả.

Lượng protein khuyến nghị cho bệnh nhân lọc máu

Chạy thận nhân tạo Thẩm phân phúc mạc
Năng lượng 30–35 kcal / kg / ngày 30–35 kcal / kg / ngày
Protein 1,2–1,4 g / kg / ngày 1,3–1,5 g / kg / ngày

Xem thêm

Dấu hiệu suy thận: Phát hiện sớm để trị kịp thời

Lượng natri, kali và phốt pho

  • Ở bệnh nhân lọc máu, natri tích tụ, gây giữ nước và huyết áp cao. Một chế độ ăn hạn chế natri là điều cần thiết, nếu không, thuốc huyết áp sẽ kém hiệu quả và sự gia tăng trọng lượng giữa các lần lọc máu là quá lớn.
  • Kali đóng vai trò trong việc co cơ (bao gồm cả trong tim) và giúp hệ thần kinh hoạt động. Tuy nhiên, quá nhiều kali trong máu có thể gây hại và dẫn đến bệnh tim mạch, thậm chí là nhồi máu cơ tim.
  •  Xương và răng có chứa phốt pho. Sự dư thừa phốt pho trong máu có thể gây ngứa, đau khớp và khử khoáng xương.

Người bệnh suy thận giai đoạn cuối cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất như: Sắt, canxi, vitamin C, D,… thông qua các loại thực phẩm. Điều này sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của thận, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các rủi ro.

Suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm vì nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Do đó người mắc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị.

BS. Nguyễn Thị Nga

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Tin vui cho người bị suy thận

Suy thận giai đoạn cuối khiến chức năng thận đã bị suy sụp nặng nề, bệnh nhân dễ phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bằng chạy thận, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bổ sung thêm sản phẩm thảo dược cũng góp phần cải thiện chức năng thận, giảm các triệu chứng cho người mắc suy thận giai đoạn cuối.

Sản phẩm Ích Thận Vương ra đời với sứ mệnh hỗ trợ trong hành trình cải thiện tình trạng suy thận nói chung, suy thận giai đoạn cuối nói riêng. Ích Thận vương có thành phần gồm nhiều thảo dược quý như Cao Dành dành, Cao đan sâm, Linh chi đỏ, Mã đề… có công dụng:

  • Tăng cường năng lượng cho các tế bào thận.
  • Làm chậm quá trình tiến triển của suy thận sang giai đoạn cuối.
  • Khắc phục các triệu chứng của suy thận giai đoạn cuối như phù thũng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận
Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận, chạy thận hoặc liên hệ tới số ĐT: 024. 38461530 – 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận