Thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến diễn tiến bệnh đái tháo đường?
Bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2 đều có thể thụ thai. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Vì vậy bệnh nhân cần tìm hiểu rõ tình trạng bệnh và nhận sự tư vấn bác sỹ chuyên khoa để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nội dung bài viêt
1. Ảnh hưởng đến chuyển hóa đường
– Quý 1: Có tình trạng đồng hóa ở thai phụ và tăng insulin huyết, tăng nhạy cảm với insulin. Nếu bệnh nhân ói mửa nhiều dễ bị hạ đường huyết và nhiễm ceton.
– Quý 2: Thai phụ có tình trạng dị hóa, đề kháng insulin, tăng nhu cầu insulin. Đường huyết có xu hướng tăng cao.
– Quý 3: Tình trạng đề kháng insulin tăng nhiều hơn. Đường huyết có khuynh hướng tăng cao và tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton.
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/huong-dan-cach-thu-tieu-duong-tai-nha-tu-a-den-z/
- Thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh đái tháo đường (Ảnh internet)
2. Các biến chứng
– Đáy mắt: Bệnh võng mạc đái tháo đường có xu hướng nặng lên, nếu bệnh nhân rặn lúc sinh hoặc có cơn tăng huyết áp có thể gây xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết vào thể kính.
– Thận: Tăng protein niệu, tăng khả năng bị nhiễm trùng tiểu, nếu bệnh nhân bị bệnh thận mạn, thường tình trạng suy thận sẽ gia tăng, tăng nguy cơ tiền sản giật.
– Tim mạch: Nếu bệnh nhân có bệnh cơ tim thiếu máu, sẽ tăng khả năng bị suy tim và nhồi máu cơ tim cấp.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho sản phụ và thai nhi, bệnh nhân nên lên kế hoạch có thai trước và ổn định đường huyết thật tốt trước khi thụ thai. Khi có thai bệnh nhân cần được phối hợp chăm sóc toàn diện bởi bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường, bác sỹ sản khoa, bác sỹ chuyên khoa sơ sinh và nữ hộ sinh.
BV Ung Bướu Nghệ An