Đái tháo đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
Đái tháo đường tuýp 2 hay tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý chuyển hóa nguy hiểm ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người mắc phải, thậm chí là tử vong. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này.
Nội dung bài viêt
- Thế nào là đái tháo đường tuýp 2?
- Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 2
- Nhận biết đái tháo đường tuýp 2 bằng dấu hiệu nào?
- Đái tháo đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
- Điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng cách nào?
- Người mắc đái tháo đường tuýp 2 nên ăn uống, luyện tập như thế nào để cải thiện sức khỏe?
Thế nào là đái tháo đường tuýp 2?
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng: Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, có vai trò điều hòa lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh sự di chuyển đường từ máu vào tế bào của bạn để dự trữ hoặc sử dụng làm năng lượng, qua đó làm giảm lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là một căn bệnh kéo dài suốt đời khiến cơ thể bạn không thể sử dụng insulin như bình thường. Lúc này, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào phản ứng kém với insulin và hấp thụ ít đường hơn dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 2
Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2 là gì?
Đái tháo đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Chính xác tại sao điều này xảy ra là không rõ, mặc dù thừa cân và không hoạt động dường như là yếu tố quan trọng.
Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2?
Người có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Thừa cân: là một yếu tố nguy cơ chính cho bệnh đái tháo đường tuýpe 2. Các mô mỡ có nhiều hơn, càng có nhiều tế bào trở nên đề kháng với insulin.
- Ít vận động thể chất: Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
- Lịch sử gia đình: Nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Tuổi tác: Nguy cơ của 2 loại bệnh đái tháo đường tăng lên khi già đi, đặc biệt là sau tuổi 45. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi.
- Tiền tiểu đường: Là tình trạng đường huyết trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được phân loại như đái tháo đường tuýp 2. Tiền đái tháo đường, không được điều trị thường tiến triển đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nếu phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ khi đang mang thai và/hoặc sinh em bé nặng hơn 4,1 kg.
- Rối loạn lipid máu: HDL cholesterol < 35 mg/dL [0.9 mmol/L] hoặc triglyceride > 250mg/dL [2,8 mmol/L]
- Tiền sử bệnh tim mạch
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Chủng tộc: Người chủng tộc da đen, người Tây Ba Nha, người Mỹ gốc Á hoặc gốc Ấn Độ.
Thừa cân có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Nhận biết đái tháo đường tuýp 2 bằng dấu hiệu nào?
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể rất nhẹ mà bạn không nhận thấy chúng. Khoảng 8 triệu người mắc bệnh này không biết. Các triệu chứng bao gồm:
- Khát nước
- Đi tiểu thường xuyên
- Đói
- Sụt cân nhanh
- Mệt mỏi
- Mờ mắt
- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên
Nếu bạn bị phát ban sẫm màu quanh cổ hoặc nách, hãy đến gặp bác sĩ. Chúng được gọi là bệnh gai đen, và chúng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang trở nên đề kháng với insulin.
Đái tháo đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
Các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường phát triển dần dần, cuối cùng có thể gây triệu chứng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Một số các biến chứng của bệnh đái tháo đường tiềm năng bao gồm:
- Tim và bệnh mạch máu: bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
- Tổn thương thần kinh (neuropathy): Rối loạn chuyển hóa đường có thể gây ra các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào các dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Biến chứng thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh ở chi dưới, với các biểu hiện chính là: giảm/mất cảm giác đồng đều ở hai chân, tê bì, cảm giác như kiến bò, dị cảm. Các tổn thương đối các dây thần kinh kiểm soát tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc táo bón. Đối với nam giới, có thể rối loạn chức năng cương dương.
- Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng hệ thống lọc ở thận, có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể đảo ngược, đòi hỏi chạy thận hoặc ghép thận.
- Tổn thương mắt: Bệnh đái tháo đường tuýp 2 gây ra các bệnh lý võng mạc có thể dẫn đến mù lòa, làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn và nấm. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân đái tháo đường dễ nhiễm nấm da và niêm mạc (ví dụ: ở da, miệng, bộ phận sinh dục, tiết niệu và hô hấp) và nhiễm trùng bàn chân do vi khuẩn (bao gồm viêm tủy xương), thường trầm trọng hơn do giảm tưới máu chi dưới và bệnh thần kinh đái tháo đường. Tổn thương mạch máu và thần kinh ở chân có thể gây loét và nhiễm trùng do thiếu máu nuôi da ở chân. Nếu không điều trị, có thể trở nên nhiễm trùng nặng, dẫn đến loại bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cắt cụt chân.
- Loãng xương: Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến mật độ xương thấp hơn so với bình thường, tăng nguy cơ loãng xương.
- Bệnh Alzheimer: Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ của bệnh mất trí nhớ Alzheimer và mạch máu.
- Vấn đề về tai: Bệnh đái tháo đường cũng có thể dẫn đến suy giảm thính giác.
- Hôn mê và tử vong: Bệnh nhân có thể hôn mê do tăng đường huyết, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng đái tháo đường tuýp 2
Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường
Điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng cách nào?
Dùng thuốc uống
Dùng thuốc hạ đường huyết đường uống: bệnh nhân sẽ được kê đơn các loại thuốc thúc đẩy tụy tăng tiết insulin và tăng tính nhạy cảm của tế bào đối với insulin.
Khi nào thì đái tháo đường tuýp 2 cần dùng thuốc tiêm?
Sử dụng insulin: Khi người bệnh không thể kiểm soát đường huyết khi dùng 2 loại thuốc viên không hiệu quả hoặc dị ứng với thuốc thì bác sỹ sẽ xem xét sử dụng insulin.
Các bước này sẽ giúp khống chế lượng đường trong máu gần với các giá trị bình thường, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng.
Người mắc đái tháo đường tuýp 2 nên ăn uống, luyện tập như thế nào để cải thiện sức khỏe?
Nên có chế độ ăn cho người tiểu đường khoa học kèm theo đó là các hoạt động thể dục hợp lý, cụ thể:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate lành mạnh – ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giữ mức đường huyết ổn định.
- Ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn đều đặn
- Tránh ăn quá no
- Hạn chế tối thiểu đường tinh chế, đồ ngọt và chất béo động vật.
- Hoạt động thể chất khoảng nửa giờ mỗi ngày để giúp trái tim của bạn khỏe mạnh – tập thể dục cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.