Theo dõi và điều trị sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm chưa có thuốc đặc trị và cũng dễ biến chứng nặng có thể gây tử vong. Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết Dengue hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng. Là bệnh truyền nhiễm xuất hiện hàng năm do virus Dengue gây ra. Bệnh đã trở nên quen thuộc với mỗi người nhưng mỗi năm đều có nhiều ca tử vong do người bệnh chủ quan điều trị tại nhà. Vậy có nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà không? Khi nào thì sốt xuất huyết phải cần đi viện? . Bài viết sau xin giới thiệu cách theo dõi và điều trị sốt xuất huyết.
Nội dung bài viêt
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?
Những bệnh nhân sốt xuất huyết nào có thể tự điều trị tại nhà
Có nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay không và những ai có thể điều trị tại nhà là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay phần lớn các ca mắc sốt xuất huyết được điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn và theo dõi của nhân viên y tế. Tuy nhiên vì bệnh dễ biến chứng nặng và diễn biến nhanh nên để được điều trị tại nhà thì người bệnh phải đáp ứng tiêu chuẩn sốt Dengue nhưng không có dấu hiệu cảnh báo và:
- Có thể uống được nước
- Đi tiểu được ít nhất một lần mỗi 6 giờ
Các xét nghiệm cần làm
- Công thức máu toàn bộ (FBC)
- Hematocrit (HCT)
Những lưu ý khi điều trị tại nhà
- Nhiệt độ: nhớ ngày khởi phát bệnh, theo dõi nhiệt độ cách 2 – 3 tiếng/lần. Bạn nên vẽ biểu đồ nhiệt độ của mình để tiện theo dõi: đỉnh sốt có hạ không? Thời gian giữa các cơn sốt có giãn không?
- Biều đồ theo dõi nhiệt độ cơ thể
- Xuất hiện chấm nhỏ màu đỏ trên da: ngày bắt đầu xuất hiện? Vị trí xuất hiện (ở cẳng tay, cánh tay , đùi, cẳng chân…)
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng (kể cả khi đánh răng): ngày bắt đầu xuất hiện? Lượng máu chảy ra nhiều hay ít?
- Đi ngoài phân màu đen (như nhựa đường), đi tiểu ra màu đỏ: ngày bắt đầu xuất hiện?
- Ra máu âm đạo: có đúng chu kì bình thường không? Lượng kinh nguyệt có nhiều hơn bình thường? Có kéo dài hơn bình thường?
Điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện như thế nào?
Đối với bệnh nhân có chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện sẽ được điều trị phác đồ phù hợp với mức độ bệnh.
Điều trị sốt xuất huyết Dengue
Điều trị triệu chứng
Cho dùng hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần với bệnh nhân sốt cao>= 38.5 độ C, cách nhau ít nhất 4 tiếng. Kết hợp với nới lỏng quần áo, chườm ấm. Chỉ dùng hạ sốt Paracetamol, liều tối đa 60mg/kg/ ngày. Không sử dụng thuốc hạ sốt nhóm NSAID vì có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Bù dịch sớm bằng đường uống
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, lượng nước uống nhiều hơn nhu cầu cơ bản 10%. Nên uống nước Oresol và nước hoa quả đặc biệt là cam, chanh,..
- Không nên uống hoặc ăn thức ăn có màu đỏ như nước xá xị,…
- Nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân uống thêm vitamin C.
Theo dõi
Để phát hiện xem bệnh nhân có các dấu hiệu chuyển độ sang sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo hay sốc sốt xuất huyết không.
- Đo dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân hàng ngày.
- Làm xét nghiệm sốt xuất huyết như xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng hàng ngày để xem tiến triển của bệnh.
- Lượng nước tiểu của bệnh nhân
- Xem bệnh nhân có xuất huyết như: chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hoá.
- Xem bệnh nhân có thay đổi hành vi như : lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì không.
- Xem bệnh nhân có đau bụng, nôn nhiều không.
Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
Đối với trẻ < 16 tuổi
-
Điều trị triệu chứng
Cho dùng hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần với bệnh nhân sốt cao>= 38.5 độ C, cách nhau ít nhất 4 tiếng. Kết hợp với nới lỏng quần áo, chườm ấm. Chỉ dùng hạ sốt Paracetamol, liều tối đa 60mg/kg/ ngày. Không sử dụng thuốc hạ sốt nhóm NSAID vì có thể gây xuất huyết.
Sử dụng paracetamol cho trẻ khi có sốt cao >=38.5 độ C
-
Bù dịch sớm bằng đường uống nếu bệnh nhân còn uống được
Cho bệnh nhân uống nhiều nước, lượng nước uống nhiều hơn nhu cầu cơ bản 10%. Nên uống nước Oresol và nước hoa quả đặc biệt là cam, chanh,..
Không nên uống hoặc ăn thức ăn có màu đỏ như nước xá xị,…
Nâng cao thể trạng: cho uống thêm vitamin C với trẻ trên 2 tuổi.
-
Theo dõi
Theo dõi mạch, huyết áp, những dấu hiệu cảnh báo, lượng dịch đưa vào, lượng nước tiểu, Hct mỗi 4-6 giờ.
Chỉ định và phương thức truyền dịch
+Chỉ định: khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
Bệnh nhân lừ đừ
Không uống được nước
Nôn ói nhiều >= 3 lần/ 1 giờ hoặc >= 4 lần/6 giờ.
Đau bụng nhiều và liên tục.
Có dấu hiệu mất nước: da khô, nếp véo da> 2 giây.
Hct tăng cao
+ Phương thức truyền dịch:
Khi bệnh nhân có 1 trong các dấu hiệu trên. Cho truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 6-7 ml/kg/giờ trong 1-3 tiếng, sau đó 5ml/kg/giờ trong 2-4 tiếng. Theo dõi lâm sàng, Hct mỗi 2-4 giờ.
Khi bệnh nhân có mạch, huyết áp ổn định, Hct giảm, lượng nước tiểu >= 0,5 ml/kg/giờ. Tiếp tục duy trì Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 3ml/kg/giờ trong 2-4 giờ. Nếu lâm sàng cải thiện, cho ngưng dịch sau 24-48 giờ.
Nếu mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc kẹp, Hct tăng. Điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Canxi nếu có.
Khi tổng dịch truyền <60ml/kg. Cho truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 10-20 ml/kg/giờ trong 1 giờ .
Khi tổng dịch >= 60ml/kg cho truyền cao phân tử 10-20ml/kg/giờ trong 1 giờ.
Sau đó tiếp tục truyền dịch theo phác đồ sốc sốt xuất huyết Dengue.
Nếu bệnh nhân có tay chân mát, mạch nhanh, huyết áp bình thường thì cho truyền Ringer Lactac hoặc NaCl 0.9% 10ml/kg/giờ. Khi lâm sàng cải thiện, truyền tiếp theo phác đồ trên. Nếu lâm sàng không cải thiện, cho truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 20ml/kg/giờ và truyền dịch tiếp theo phác đồ sốc xuất huyết Dengue
Đối với người > 16 tuổi
Điều trị triệu chứng
Cho dùng hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần với bệnh nhân sốt cao>= 38.5 độ C, cách nhau ít nhất 4 tiếng. Kết hợp với nới lỏng quần áo, chườm ấm. Chỉ dùng hạ sốt Paracetamol, liều tối đa 60mg/kg/ ngày. Không sử dụng thuốc hạ sốt nhóm NSAID vì có thể gây xuất huyết.
Bù dịch sớm bằng đường uống nếu bệnh nhân còn uống được
Cho bệnh nhân uống nhiều nước, lượng nước uống nhiều hơn nhu cầu cơ bản 10%. Nên uống nước Oresol và nước hoa quả đặc biệt là cam, chanh,..
Không nên uống hoặc ăn thức ăn có màu đỏ như nước xá xị,…Nâng cao thể trạng: cho uống thêm vitamin C 500mg x 2 lần/ ngày.
Theo dõi
Theo dõi mạch, huyết áp, những dấu hiệu cảnh báo, lượng dịch đưa vào, lượng nước tiểu, Hct mỗi 4-6 giờ.
Chỉ định và phương thức truyền dịch
+ Chỉ định: khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau
Bệnh nhân lừ đừ
Không uống được nước
Nôn ói nhiều >= 3 lần/ 1 giờ hoặc >= 4 lần/6 giờ.
Đau bụng nhiều và liên tục.
Có dấu hiệu mất nước: da khô, nếp véo da> 2 giây
Hct tăng cao
+ Phương thức truyền dịch:
Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 6ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Nếu lâm sàng ổn định, Hct giảm, nước tiểu >= 0.5ml/kg/giờ thì giảm tốc độ xuống 3ml/kg/giờ trong 2-4 giờ sau đó giảm xuống 1.5ml/kg/giờ trong 6-18 giờ. Lâm sàng tiếp tục cải thiện có thể ngưng dịch sau 12-24 giờ.
Nếu lâm sàng không ổn định, bệnh nhân có biểu hiện sốc, cho truyền dịch theo phác đồ sốc sốt xuất huyết Dengue ở người lớn với liều đầu là cao phân tử 10-15ml/kg/giờ.
Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng
Đối với trẻ em
Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue
- Cho trẻ thở oxy 1-6 lít/ phút qua gọng mũi.
- Truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 20ml/kg trong 1 giờ, sau đó đánh giá lại lâm sàng, Hct.
- Nếu lâm sàng cải thiện. Giảm liều dịch truyền xuống 10ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Sau đó giảm xuống 7.5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ rồi 5ml/kg/giờ trong 3-4 giờ và sau đó là 3ml/kg/giờ trong 4-6 giờ. Nếu bệnh nhân ra sốc: mạch, huyết áp bình thường, Hct bình thường, nước tiểu>=0.5ml/kg/ giờ thì xem xét ngưng dịch truyền sau 24-48 giờ.
- Nếu lâm sàng không cải thiện.
- Hct còn tăng cao hoặc >= 40%: truyền cao phân tử 10-20 ml/kg/giờ trong 1 giờ. Khi cải thiện lâm sàng, Hct giảm thì giảm tốc độ truyền xuống 10ml/kg/giờ trong 1 giờ sau đó 7.5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ, tiếp tục giảm liều xuống 5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Đánh giá lại lâm sàng và Hct mỗi lần chuyển tốc độ truyền. Khi bệnh nhân ra sốc, Hct bình thường chuyển sang truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 5ml/kg/giờ trong 3-4 giờ, sau đó 3ml/kg/giờ trong 4-6 giờ. Khi mạch, huyết áp, Hct bình thường, nước tiểu >= 0.5ml/kg/giờ thì xem xét ngưng truyền dịch sau 24-48 giờ
Khi lâm sàng không cải thiện, mạch nhanh, huyết áp còn tụt hoặc kẹt thì lặp lại truyền cao phân tử 10-20ml/kg/giờ trong 1 giờ, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm và xử trí như sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
- Hct <=35% hoặc giảm 20% so với ban đầu:
- Truyền cao phân tử 10ml/kg/giờ, sau 1 giờ đánh giá lại tình trạng lâm sàng, hematocrit.
- Nếu cải thiện lâm sàng, hematocrit > 35%: tiếp tục giảm liều cao phân tử 7.5 ml/kg/giờ trong 1-2 giờ, sau đó 5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Sau đó đánh giá lại tình trạng lâm sàng, hematocrit.
Nếu ra sốc, chuyển sang truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 5ml/kg/giờ trong 3-4 giờ sau đó 3ml/kg/giờ trong 4-6 giờ, xem xét ngưng dịch sau 24-48 giờ.
Nếu còn sốc, lặp lại truyền cao phân tử 10-20 ml/kg/giờ trong 1 giờ, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm và xử trí như sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
- Nếu không cải thiện lâm sàng, mạch nhanh, huyết áp còn tụt hoặc kẹt, Hct còn tăng, lặp lại truyền cao phân tử 10-20 ml/kg/giờ trong 1 giờ, điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Calci máu nếu có, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm và xử trí như sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
- Để trẻ nằm đầu thấp
- Thở oxy 1-6 lít/ phút
- Truyền tĩnh mạch nhanh Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 20ml/kg trong 15 phút
- Đánh giá lại mạch, huyết áp bệnh nhân:
- Nếu mạch rõ, huyết áp bình thường hết kẹt. Cho truyền cao phân tử 10ml/kg/ giờ trong 1 giờ. Nếu lầm sàng tiếp tục cải thiện và Hct giảm <= 10 % số với ban đầu thì giảm liều xuống 7.5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ và 5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Nếu ra sốc và Hct về bình thường thì chuyển sang truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 5ml/kg/giờ trong 2-4 giờ và 2-3ml/kg/giờ trong 24-36 giờ. Xem xét ngưng dịch sau 24-48 giờ nếu mạch, huyết áp, Hct bình thường, nước tiểu >=0.5ml/kg/giờ. (a)
- Nếu mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoặc hạ: Truyền cao phân tử 15-20ml/kg/giờ.
- Nếu cải thiện lâm sàng thì tiếp tục truyền dịch theo (a)
- Nếu không cải thiện lâm sàng kèm Hct cao hay >40%: truyền cao phân tử 10-20ml/kg/ giờ. Nếu lâm sàng ổn thì xử trí tiếp theo (a)
- Nếu còn sốc thì : điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Calci máu nếu có; xem xét đặt nội khí quản; xét nghiệm lại Hct, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, huyết áp động mạch.
Nếu CPV <=15cm H2O: truyền cao phân tử 10-20ml/kg/ giờ hoặc Albumin 5% nếu tổng lượng cao phân tử >=60ml/kg và đang chống sốc liều 5-10ml/kg/giờ hoặc người bệnh thận, suy gan, ARDS.
Nếu CVP > 15cmH2O: Hct cao kèm sức co bóp cơ tim bình thường, truyền cao phân tử 5-10ml/kg/giờ, cải thiện thì truyền tiếp 5ml/kg/ giờ. Nếu có dấu hiệu quá tải thì cho ngưng dịch, dùng vận mạch Dobutamin liều 3-10 mỉcogam/kg/phút.
Nếu CVP> 15 kèm sức co cơ tim giảm: khi huyết áp tâm thu<=70mmHg dùng Dopamin bơm tiêm điện 5-10mỉcogam/kg/phút và có thể kết hợp truyền cao phân tử. Nếu có dấu hiệu quá tải thì cho ngưng dịch, dùng vận mạch Dobutamin liều 3-10 mỉcogam/kg/phút. Nếu phù phổi hoặc huyết áp tâm thu>70mmHg, cho dùng Dobutamin liều 3-10 mỉcogam/kg/phút. Nếu còn sốc thì điều trị toan, giảm calci, giảm có cơ tim: phối hợp Adrenalin 0.05-0.3 mỉcogam/kg/phút. Giảm kháng lực mạch máu: phối hợp với Noadrenalin 0.05-1.
Điều trị xuất huyết nặng
- Nhịn ăn uống.
- Đặt sonde qua miệng khi có xuất huyết tiêu hoá ồ ạt.
- Tiêm tĩnh mạch vitamin K1 liều 1mg/kg/ngày, tối đa 20mg/ ngày.
- Thuốc ức chế bơm Proton liều 1mg//ngày truyền tĩnh mạch
- Truyền máu và chế phẩm máu khi người bệnh có sốc nghỉ mất máu.
Điều trị toan chuyển hoá, hạ đường huyết, hạ Calci huyết, hạ Natri máu
- Toan chuyển hoá ( pH< 7.35 và/ hoặc HCO3- <17): Natri bicarbonate 4.2% 2ml/kg tĩnh mạch chậm.
- Hạ đường huyết ( đường máu <40mg/DL): Dextroser 30% 1-2 ml/kg tĩnh mạch chậm
- Hạ Calci huyết ( Calci ion hoá < 1mmol/L): Calci clorua 10% liều 0.1-0.2 ml/kg, tối đa 5ml phá loãng trong Dextrose 5% 10-20ml tĩnh mạch chậm 5-10 phút.
- Hạ Natri máu nặng kèm rối loạn tri giác ( Natri máu< 125mEq/l): Natri clorua 3% 4ml/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút.
Điều trị suy tạng nặng
Suy gan cấp:
- Tổn thương gan cấp trung bình (với GOT, GPT trong khoảng 400-1000 U/L):
- Tránh dùng thuốc hại gan
- Tránh dùng Ringer Lactate hoặc Paracetamol mà dùng NaCl, Ringer Acetate
- Hạn chế dùng dung dịch HES.
- Với tổn thương gan nặng, suy gan cấp (GOT, GPT lớn hơn 1000 U/L): điều trị tương tự suy gan cấp trung bình kèm theo: hỗ trợ hô hấp khi cần; điều trị hạ đường huyết; điều trị rối loạn đông máu bằng huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1 1mg/kg không quá 20mg; duy trì lượng dịch vào cơ thể bằng 2/3 nhu cầu; điều trị rối loạn điện giải; kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
- Khi có bệnh lý não gan: truyền N- acetyl Cystein liều khởi đầu 150mg/kg trong 1 giờ. Duy trì 50mg/kg trong 4 tiếng và 100mg/kg trong 16 tiếng, sau xuống 6.25mg/kg/giờ trong 48-72 giờ; cho thụt tháo; uống lactulose; lọc máu nếu điều trị nội khoa thất bại.
Tổn thương thận cấp:
- Bù dịch, vận mạch nếu cần.
- Tránh thuốc gây tổn thương thận
- Theo dõi sát cân nặng và dịch xuất nhập
- Xem xét chọc dẫn lưu ổ bụng khi có tăng áp lực ổ bụng nặng.
- Lọc máu chu kì khi suy thận cấp kèm theo hội chứng ure huyết cao, toan chuyển hoá nặng, tăng Kali máu nặng không đáp ứng điều trị nội khoa nhưng có huyết động ổn định.
- Lọc máu liên tục khi bệnh nhân suy thận cấp hoặc suy đa tạng có huyết động không ổn định.
Sốt xuất huyết Dengue thể não:
- Đầu cao 30 độ
- Thở oxy
- Chống co giật: Diazepam 0.2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc bơm hậu môn 0.5mg/kg. Lặp lại sau 10 phút nếu còn giật, tối đa 3 liều. Nếu thất bại thì thêm Phenobarbital 10-20mg/kg truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
- Điều trị hạ đường: Dextrose 30% 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch.
- Điều chỉnh rối loạn điện giải toan kiềm.
- Chống phù não
- Viêm cơ tim, suy tim: cho dùng vận mạch Noadrenalin, Dopamine, Dobutamin, Adrenaline. Xem xét chỉ định ECMO.
Điều trị tình trạng dư dịch
Phù mi mắt, chị, báng bụng,…
- Dư dịch, không kèm phù phổi, kèm sốc N4- N5:
- Khi Hct cao: truyền cao phân tử hoặc Albumin 5% 10ml/kg trong 1-2 giờ.
- Khi Hct bình thường hoặc thấp: truyền máu, hồng cầu lắng 5ml/kg/1 giờ.
- Quá tải dịch, không kèm phù phổi, huyết động ổn định và Hct bình thường hoặc thấp ở ngày tái hấp thu N6-N7:
- Giảm tốc độ dịch truyền. Theo dõi sát, xem xét ngưng dịch.
- Nằm đầu cao thở NCPAP hoặc thở máy không xâm lấn
- Cho dùng vận mạch Dobutamin hoặc Dopamine
- Xem xét dùng Furosemide vào N7 của bệnh liều 0.5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm, có thể truyền liên tục.
- Phù phổi:
- Ngưng dịch
- Nằm đầu cao, thở NCPAP hoặc thở máy không xâm lấn hoặc xâm lấn.
- Dobutamin 5-10 microgam/kg/phút
- Furosemide 0.5-1 mg/kg, có thể lặp lại sau 1 giờ nếu cần và tình trạng huyết động cho phép.
Đối người lớn
Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue và sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
- Thở oxy 1-6 lít/phút qua gọng mũi nếu SpO2<95%
- Truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% 15ml/kg/giờ trong 1 giờ. Đánh giá lâm sàng và Hct.
- Nếu lâm sàng cải thiện: mạch giảm, huyết áp bình thường và hết kẹt: giảm tốc độ dịch truyền xuống 10ml/kg/giờ trong 2 giờ. Khi tình trạng tiến triển tốt giảm tốc độ dịch truyền xuống 6ml/kg/ giờ trong 2 giờ và 3ml/kg/giờ trong 5-7 giờ, sau đó 1.5ml/kg/giờ trong 12 giờ. Xem xét ngưng dịch nếu lâm sàng ổn định.
- Nếu không cải thiện lâm sàng: mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc kẹt:
- Nếu Hct giảm >20% Hct lúc vào sốc hoặc Hct<35% : xử trí như xuất huyết nặng.
- Nếu Hct tăng, không đổi hoặc giảm <20% so với Hct lúc vào sốc: chuyển sang truyền cao phân tử 10-15ml/kg/giờ trong 1 giờ.
Nếu lâm sàng ổn định. Chuyển sang truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 10ml/kg/giờ trong 2 giờ, sau đó 6ml/kg/giờ trong 2 giờ, 3ml/kg/giờ trong 5-7 giờ, cuối cùng 1.5ml/kg/giờ trong 12 giờ. Đánh giá lâm sàng và Hct mỗi khi chuyển phác đồ, xem xét ngưng dịch sau 24-48 giờ nếu lâm sàng ổn định.
Nếu lâm sàng không cải thiện: đánh giá lại Hct và xử trí như trên nhưng liều cao phân tử lặp lại lần 2 là 10ml/kg/giờ. Nếu vẫn không cải thiện, xử trí như sốc sốt xuất huyết không đáp ứng dịch truyền.
Sốt xuất huyết ở người lớn
Điều trị tái sốc
Truyền cao phân tử liều 10-15ml/kg/giờ. Nếu huyết động cải thiện, chuyển sang truyền Ringer Lactate hoặc NaCl 0.9% tốc độ 10ml/kg/giờ trong 1 giờ, sau đó 6ml/kg/giờ trong 2 giờ, rồi 3ml/kg/giờ và cuối cùng 1.5ml/kg/giờ. Thời gian duy trì các tốc độ dịch truyền tùy thuộc lâm sàng, Hct và giải đoạn sốc để điều chỉnh.
Điều trị xuất huyết nặng
- Truyền hồng cầu lắng 5-10ml/kg
- Băng ép cầm máu tại chỗ
- Nếu nghĩ bệnh nhân đang xuất huyết tiêu hoá hoặc có loét dạ dày tá tràng cho truyền ức chế bơm Proton.
- Xem xét dùng vitamin K1 nếu kèm suy gan nặng
- Điều chỉnh rối loạn đông máu bằng: huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu
Điều trị suy đa tạng
+ Suy gan cấp
- Tổn thương gan cấp trung bình (với GOT, GPT trong khoảng 400-1000 U/L):
- Tránh dùng thuốc hại gan
- Tránh dùng Ringer Lactate hoặc Paracetamol mà dùng NaCl, Ringer Acetate
- Hạn chế dùng dung dịch HES.
- Với tổn thương gan nặng, suy gan cấp (GOT, GPT lớn hơn 1000 U/L): điều trị tương tự suy gan cấp trung bình kèm theo: hỗ trợ hô hấp khi cần; điều trị hạ đường huyết; điều trị rối loạn đông máu bằng huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1 1mg/kg không quá 20mg; duy trì lượng dịch vào cơ thể bằng 2/3 nhu cầu; điều trị rối loạn điện giải; kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
- Khi có bệnh lý não gan: truyền N- acetyl Cystein liều khởi đầu 150mg/kg trong 1 giờ. Duy trì 50mg/kg trong 4 tiếng và 100mg/kg trong 16 tiếng, sau xuống 6.25mg/kg/giờ trong 48-72 giờ; cho thụt tháo; uống lactulose; lọc máu nếu điều trị nội khoa thất bại.
+ Tổn thương thận cấp
- Bù dịch, vận mạch nếu cần.
- Tránh thuốc gây tổn thương thận
- Theo dõi sát cân nặng và dịch xuất nhập
- Xem xét chọc dẫn lưu ổ bụng khi có tăng áp lực ổ bụng nặng.
- Xem xét điều trị thay thế thận khi: quá tải tuần hoàn mức độ nặng không đáp ứng điều trị nội khoa; toàn chuyển hoá máu mất bù kèm rối loạn huyết động; tăng Kali máu nặng không đáp ứng điều trị nội khoa; Cần truyền máu và các chế phẩm máu nhưng bệnh nhân có nguy cơ phù phổi cấp cao.
+ Sốt xuất huyết Dengue thể não:
- Đầu cao 30 độ
- Thở oxy
- Chống co giật: Diazepam 0.2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc bơm hậu môn 0.5mg/kg. Lặp lại sau 10 phút nếu còn giật, tối đa 3 liều. Nếu thất bại thì thêm Phenobarbital 10-20mg/kg truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
- Điều trị hạ đường: Dextrose 30% 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch.
- Điều chỉnh rối loạn điện giải toan kiềm.
- Hạ sốt nếu có
- Đặt nội khí quản bảo vệ đường thở trong trường hợp mê sâu.
- Viêm cơ tim, suy tim: cho dùng vận mạch Noadrenalin, Dopamine, Dobutamin, Adrenaline. Xem xét chỉ định ECMO.
Khi nào bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue được ra viện
- Bệnh nhân hết sốt ít nhất 2 ngày
- Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo
- Ăn uống được
- Mạch, huyết áp về lại bình thường trước nhập viện
- Không có khó thở hay suy hô hấp do tràn dịch màng bụng hay màng phổi
- Không có xuất huyết tiến triển
- Men gan GOT, GPT<400U/L
- Hct trở về bình thường,số lượng tiểu cầu có dấu hiệu hồi phục, số lượng tiểu cầu>50.000/mm3
Xem thêm: Người sốt xuất huyết ăn gì, kiêng ăn gì?