Thiếu máu não cục bộ thoáng qua – Đột quỵ nhẹ
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là một dấu hiệu cảnh báo rằng đột quỵ có thể xảy ra. Do vậy, đây là một dấu hiệu cần không được xem thường, nó rất quan trọng.
Nội dung bài viêt
1. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì?
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) còn được gọi là đột quỵ nhẹ (tai biến mạch máu não nhẹ). TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút và dưới 1 -2 giờ. TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài.
2. Triệu chứng của thiếu máu não cục bộ
Triệu chứng của TIA gần giống với triệu chứng đột quỵ:
- Tê liệt hoặc yếu, cứng mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là một bên của cơ thể.
- Mất thăng bằng đột ngột, chóng mặt, mất phối hợp.
- Đột ngột mờ mắt hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột lú lẫn, khó nói hoặc không hiểu các câu đơn giản.
- Đau đầu đột ngột, dữ dội không rõ nguyên nhân.
3. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của thiếu máu não cục bộ thoáng qua chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên thường bệnh nhân không để ý và chủ quan không đi khám bệnh. Chính vì thế, không phát hiện và điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não, tim và tăng nguy cơ tử vong. Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 40% người từng bị TIA sẽ gặp phải một cơn đột quỵ.
4. Cách phòng tránh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc cơn TIA thì cần phải tìm hiểu rõ cách phòng tránh bệnh này.
Thay đổi chế độ sinh hoạt: tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30 phút/ngày, tránh stress, áp lực công việc.
- Cách phòng tránh tai biến mạch máu não
Thay đổi chế độ ăn uống: ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều chất xơ, ăn nhiều loại đậu (đậu Hà Lan…), tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên nóng, thức ăn có sẵn.
5. Cách dự phòng tai biến
Phòng ngừa tiên phát
- Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Rối loạn lipid huyết, bệnh tim, béo phì…
- Thay đổi lối sống: tập thể dục mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp…
Xem thêm
Phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ
Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống, điều trị theo nguyên nhân gây đột quỵ (như huyết khối, bóc tách động mạch…).
- Phòng ngừa lấp mạch từ tim: dùng các thuốc kháng đông
- Ngăn chặn lan rộng huyết khối và ngăn tái phát
- Heparin và Heparin TLPT thấp: ít sử dụng do không cần kháng đông khẩn cấp
- Kháng đông đường uống như Warfarin: mục tiêu INR 2-3. cần theo dõi.
- Kháng đông mới (dabigatran, Rivaroxaban): không cần xét nghiệm theo dõi thường quy, đắt tiền.
- Phòng ngừa huyết khối xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch máu nhỏ:
- Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: giai đoạn cấp: Aspirin 325 mg/ngày
- Sau giai đoạn cấp: Aspirin 81-325 mg/ngày hoặc Clodigogrel 75mg/ngày.
- Statin: giảm cholesterol, ổn định mảng xơ vữa, chống viêm
- Hẹp Động mạch cảnh trong: phẫu thuật bóc nội mạc, đôi khi nong stent, dùng cho chỉ định cho hẹp 70-99%
DS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết