Thuốc nhuận tràng nào tốt và khi nào nên dùng?

Có lẽ bất cứ ai khi bị táo bón đều đã từng 1 lần sử dụng qua thuốc nhuận tràng – loại thuốc phổ biến có tác dụng cải thiện tạm thời các triệu chứng của táo bón. Trên thị trường, nhiều chế phẩm thuốc nhuận tràng có sẵn tại các nhà thuốc và đa số là thuốc không kê đơn. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn đọc về FORLAX – một thuốc nhuận tràng được các chuyên gia y tế hiện nay khuyên dùng. 

1. Thuốc nhuận tràng là gì?

1.1. Công dụng của thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng khối lượng phân hoặc làm mềm phân. Từ đó, phân được đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn, và giúp giảm tình trạng táo bón.

1.2. Trường hợp nào nên dùng thuốc nhuận tràng

Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hoá phổ biến. Đặc trưng bởi biểu hiện khó rặn và có cảm giác đau khi đi đại tiện do phân rắn, cứng hoặc quá to; tần suất đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

Nếu như bị táo bón mà việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn uống, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên không giúp ích được gì. Khi đó, thuốc nhuận tràng là một lựa chọn trong điều trị táo bón.

Thuốc nhuận tràng được chỉ định đối với những người mắc táo bón, vì thuốc giúp người bệnh đi tiêu dễ dàng hơn

Xem thêm: Xử trí táo bón ở người lớn

2. Loại thuốc nhuận tràng tốt nhất hiện nay

2.1. Thuốc FORLAX là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng

Thuốc FORLAX là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón

Thuốc FORLAX thuộc loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có chứa hoạt chất Polyethylene glycol (Macrogol) 4000. Macrogol trơ về mặt sinh học nên không lên men, không chuyển hóa và không bị hấp thu, được thải trừ nguyên vẹn ra khỏi cơ thể.

Macrogol có cơ chế tác dụng khác với lactulose (cũng là một chất cũng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu).

Lactulose là một disaccharide tổng hợp, được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột thành nước, CO2, NH4+ và các acid (acid lactic, acid acetic, acid formic). Môi trường acid có tác dụng thẩm thấu, hút nước trong cơ thể vào lòng ruột, tăng lượng nước trong phân, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, lactulose có thể khiến người dùng bị đầy hơi, chướng bụng vì khí được sinh ra sau quá trình phân giải trong ruột.

Trong khi đó, macrogol làm tăng thể tích phân, tăng giữ nước giúp phân mềm, kích thích nhu động ruột, dễ thải phân ra ngoài hơn. Đặc biệt, macrogol chỉ sử dụng lượng nước đưa vào khi pha cùng với thuốc và lượng nước sẵn có trong ruột, nên không gây đầy bụng hay gây rối loạn điện giải như lactulose.

Nhìn chung, macrogol được ưu tiên sử dụng hơn lactulose trong điều trị táo bón, và được khuyến cáo trong điều trị táo bón mạn tính vì hiếm gặp các phản ứng có hại.

2.1.1. Công dụng

Thuốc trị táo bón Forlax 10g (hộp 20 gói)

Hiện nay, FORLAX là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng. Thuốc được chỉ định trong điều trị táo bón ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, có hiệu quả trong vòng 24 – 48 giờ sau khi uống. Ngoài ra, thành phần Polyethylene glycol (Macrogol) đã được chứng minh sử dụng an toàn trên một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, người lớn tuổi, người bị cao huyết áp, đái tháo đường.

Macrogol trong thuốc giúp cải thiện nhu động ruột, tần suất đi đại tiện và độ đặc của phân. Từ đó, giúp bệnh nhân táo bón chức năng dễ thải phân ra ngoài hơn.

Xem thêm: Mách bạn 6 cách đi cầu nhanh khi bị táo bón cực dễ

2.1.2. Cách sử dụng

Pha bột thuốc vào nước để được dung dịch uống

Dạng bào chế của FORLAX là bột pha thành dung dịch uống. Trước khi uống, lượng thuốc trong mỗi gói phải được hòa tan trong 1 cốc nước (khoảng 125ml). Khuấy đều, sau đó uống. Không bao giờ được nuốt bột mà không hòa tan với nước.

2.1.3. Liều dùng thuốc FORLAX hiệu quả và an toàn

Liều thường dùng đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi là 1 – 2 gói mỗi ngày, thời điểm dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất là buổi sáng. Liều dùng hàng ngày trên có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng táo bón hoặc dựa trên việc đáp ứng điều trị của mỗi người. Có thể dao động từ 1 gói uống cách ngày (đặc biệt ở trẻ em) đến tối đa là 2 gói/ngày.

Bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân đang trong chế độ ăn kiêng không galactose có thể sử dụng FORLAX, do thuốc không chứa nhiều đường và polyol.

Dữ liệu về việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai còn hạn chế. Song những nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không có tác động trực tiếp hay gián tiếp đối với đặc tính sinh sản. Vì vậy, FORLAX có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Forlax

2.1.4. Nguồn gốc

FORLAX 10g được sản xuất bởi Beaufour Ipsen Industrie (Pháp). Hiện nay, giá bán của thuốc là khoảng 100.000 VNĐ. Tuy nhiên giá bán có thể thay đổi và có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc.

2.1.5. Chống chỉ định

– Bệnh viêm ruột nặng (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh phình đại tràng).

– Tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột.

– Thủng đường tiêu hóa hoặc có nguy cơ thủng đường tiêu hóa.

– Hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.

– Dị ứng, quá mẫn với macrogol (polyethylene glycol) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2.2 Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng

Tham khảo cách dùng FORLAX theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm hoặc theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để có thể xử trí nếu gặp những trường hợp sau đây.

Nếu dùng quá liều FORLAX

Uống quá nhiều FORLAX có thể gây tiêu chảy, đau bụng hoặc nôn mửa. Các triệu chứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều dùng. Cần bù nước và điện giải nếu như bị nôn hoặc tiêu chảy nặng.

Sử dụng FORLAX quá liều khuyến cáo có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng

Nếu quên uống FORLAX 

Uống liều tiếp theo ngay khi nhớ ra, nhưng không được uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Trẻ em

Đối với trẻ em, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lối sống vệ sinh sạch sẽ, thì FORLAX chỉ là biện pháp điều trị táo bón tạm thời, không nên sử dụng thuốc quá 3 tháng. Bởi vì hiện nay còn thiếu các dữ liệu lâm sàng của việc sử dụng trên 3 tháng.

Thận trọng

– Thuốc này có chứa sorbitol. Không dùng thuốc cho người không dung nạp fructose.

– Tránh trộn FORLAX với chất làm đặc thực phẩm từ tinh bột. Vì điều này có thể tạo ra dung dịch lỏng ướt và nếu không thể nuốt hết, nó có thể xâm nhập vào phổi và gây viêm phổi.

– Những người có nguy cơ rối loạn cân bằng nước – điện giải như người cao tuổi,  người đang dùng thuốc lợi tiểu, người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

– Chú ý khi dùng thuốc cho trẻ thiểu năng hệ thần kinh. Vì đã ghi nhận các trường hợp hít vào phế quản khi đưa lượng lớn polyethylene glycol và chất điện giải vào cơ thể qua ống thông mũi – dạ dày.

Xem thêm: Tìm hiểu có nên uống thuốc điều trị táo bón Forlax thường xuyên không?

3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

– Không lạm dụng thuốc nhuận tràng. Vì nếu dùng quá nhiều và kéo dài thời gian sử dụng, người bệnh sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Hậu quả là ruột trở nên “lười biếng”, nhu động ruột kém, thậm chí là có nguy cơ làm mất khả năng đại tiện tự nhiên của cơ thể. Dần dần, bệnh trở nên mãn tính, trầm trọng thêm khi tuổi càng cao.

Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng sẽ gây ra nhiều tác động có hại cho hệ tiêu hóa

– Đặc biệt, với trẻ nhỏ, chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi thật sự cần thiết. Sử dụng liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ mạnh.

– Khi sử dụng thuốc nhuận tràng quá liều, sẽ gây táo bón kéo dài, dẫn đến mất nước nặng và ảnh hưởng tới nồng độ các chất điện giải trong máu.

– Một số thuốc nhuận tràng có chứa các muối, những thành phần này sẽ kéo nước vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu, làm tăng nhu động ruột. Nếu lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể khiến cơ thể mất khả năng giữ nước. Do đó, để tránh tình trạng mất nước do thuốc, thì cần uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc nhuận tràng.

Giải pháp tốt nhất và lâu dài để hạn chế chứng táo bón là sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ. Nhưng nếu như các triệu chứng của táo bón nặng hơn hoặc không cải thiện, mặc dù đã dùng thuốc nhuận tràng, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Khi đó, cần tới các cơ sở y tế, để được khám và có phương pháp điều trị nguyên nhân.

DS. Lê Hải Ngân Hạnh

Xem thêm: Uống thuốc gì trị táo bón ở người già?

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận