Cập nhật điều trị đái tháo đường Típ 2 theo hướng dẫn mới ADA 2019, ESC 2019

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành đại dịch nguy hiểm trên thế giới cũng như ở Việt Nam do sự gia tăng nhanh số lượng người mắc, hậu quả nặng nề của bệnh đối với sức khỏe và tuổi thọ, gánh nặng chi phí bệnh cho bệnh nhân và xã hội.

Theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 (STEP 2015), tỷ lệ người ở độ tuổi từ 18-69 có rối loạn đường huyết khi đói là 3,6% và 4,1% mắc tăng đường huyết (glucose huyết tương tĩnh mạch ≥7,0 mmol) hoặc đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường.

Những gánh nặng trên đang tạo ra áp lực ngày càng tăng lên hệ thống y tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay người mắc bệnh ĐTĐ chỉ được quản lý theo dõi ở các cơ sở y tế từ tuyến huyện vào cao hơn. Do đó, chủ trương triển khai việc quản lý bệnh bệnh nhân ĐTĐ tại y tế tuyến xã là đúng đắn, gúp giảm tải cho các cơ sở tuyến từ tuyến huyện, nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống y tế và tạo thuận tiện cho bản thân người bệnh. Mặt khác, bệnh ĐTĐ típ 2 có bệnh cảnh đa dạng, từ phức tạp đến tương đối ổn định lâu dài mà có thể được quản lý tốt tại các cơ sở y tế tuyến xã có các nguồn lực còn hạn chế như hiện nay.

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

TS Phan Hữu Hên – Khoa Nội tiết BV Chợ Rẫy

Nguồn Nội khoa Việt Nam

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược