Cập nhật xử trí tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. Tại các nước đang phát triển, ước tính hằng nằm có đến 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc tiêu chảy ít nhất một đợt và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Ở nước ta, trung bình một trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 0.8-2.2 đợt tiêu chảy, đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nặng nề đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy hiện là một vấn đề toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường lây qua đường phân miệng. Phân trẻ bị tiêu chảy gây nhiễm bệnh cho thức ăn, nước uống. Trẻ bị tiêu chảy khi ăn uống phải thức ăn, nước uống có nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Có một số tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ em. Việc cho trẻ bú chai có thể làm trẻ dễ bị tiêu chảy do chai và bình sữa rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó đánh rửa. Nếu trẻ không ăn hết sữa ngay, vi khuẩn phát triển gây bệnh tiêu chảy. Điều kiện vệ sinh kém, nước uống bị nhiễm bẩm, không rửa tay sau khi đi ngoạn, dọn phân, giặt rửa cho trẻ em hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ cũng làm cho trẻ dễ mắc tiêu chảy.

Dưới đây là Báo cáo Cập nhật xử trí tiêu chảy ở trẻ em thực hiện bởi TS.BS Hoàng Lê Phúc, Bệnh viện Nhi Đồng.

TS.BS Hoàng Lê Phúc

Bệnh viện Nhi Đồng

Hội nghị khoa học Nhi khoa toàn quốc 2018
Nguồn Nội khoa Việt Nam

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược