Giá trị của lưu lượng tĩnh mạch cửa và trở kháng động mạch gan ở bệnh nhân xơ gan

Tác giả: Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Đức Chung.

Đơn vị công tác: Trường Đại học Y Dược Huế.

Tóm tắt

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Thực hiện trên 50 BN điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa – Bệnh viện Trung Ương Huế từ 6/ 2013 đến 6/2014 với chẩn đoán xơ gan.

Xem thêm: Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị xơ hóa gan

Chẩn đoán xơ gan khi BN có 2 hội chứng: suy tế bào gan và tăng áp TMC. Kết hợp với hình ảnh siêu âm hoặc CTScan là xơ gan. Siêu âm Doppler tĩnh mạch cửa và ĐM gan bằng máy siêu âm Doppler HDL 3500 hiệu ATL của Mỹ có đầu dò 3,5 – 7,5 MHz. Chỉ số trở kháng ĐMG tính theo công thức: RI = PSV-EDV/PSV

Xem thêm: Mối liên quan giữa Fibroscan, Fibrotest với các giai đoạn của xơ gan

2. Kết quả

– Vận tốc tối đa tĩnh mạch cửa là 18,24 ± 3,09 cm/giây. Vận tốc tối thiểu tĩnh mạch cửa là 8,05 ± 1,75cm/giây. Vận tốc trung bình dòng chảy tĩnh mạch cửa là 13,15 ± 2,30 cm/giây.
– Lưu lượng tĩnh mạch cửa trung bình là 609,12 ± 177,77 ml/phút, lưu lượng thấp nhất là 380ml/phút, cao nhất là 1150 ml/phút.
– Giá trị trung bình của chỉ số trở kháng ĐMG là 0,74± 0,05, đa số BN xơ gan có chỉ số trở kháng tăng: 78%. Giá trị trở kháng thấp nhất là 0,62; cao nhất là 0,88.
– Có sự tương quan nghịch giữa lưu lượng tĩnh mạch cửa và mức độ nặng của xơ gan theo Child – Pugh mức độ trung bình (r= – 0,59; p < 0,001).
– Có sự tương quan thuận giữa lưu lượng tĩnh mạch cửa và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản mức độ yếu với rs = 0,34; p < 0,05.

3. Kết luận

Đường kính trung bình tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là 1,35 ± 0,08 cm. Vận tốc trung bình của tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là 13,15 ± 2,30 cm/giây. Vận tốc tối đa tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là 18,24 ± 3,09 cm/giây. Vận tốc tối thiểu tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là 8,05 ± 1,75 cm/giây. Lưu lượng tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là 609,12 ± 177,77 ml/phút. Chỉ số trở kháng động mạch gan ở bệnh nhân xơ gan là 0,74 ± 0,05.

Xem thêm: Biến chứng rối loạn đông máu trong bệnh lý xơ gan

Dưới đây là toàn văn nghiên cứu của tác giả:

Tạp chí Nội khoa Việt Nam số 16 – tháng 4/2016.

Nguồn Nội khoa Việt Nam

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược