Loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Một số khuyến nghị liên quan đến amiăng trước đây của các tổ chức y tế uy tín trên thế giới

Amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp, là nguyên nhân của khoảng ½ số tử vong do ung thư nghề nghiệp (1, 2).

Năm 2003, Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban liên tịch về Sức khỏe Nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng cần quan tâm đặc biệt tới việc loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng (3).

Nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) số 58.22 năm 2005 về phòng chống ung thư đã hối thúc các Quốc gia Thành viên chú trọng đặc biệt tới các căn bệnh ung thư trong đó có yếu tố phòng tránh phơi nhiễm, đặc biệt là phơi nhiễm với các hóa chất tại nơi làm việc và trong môi trường.

Năm 2007, Nghị quyết của WHA số 60.26 đã kêu gọi có những chiến dịch toàn cầu để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng, và vào năm 2013, Nghị quyết của WHA số 66.10 đã đề cập đến việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm, kể cả ung thư.

2. Amiăng và phơi nhiễm amiăng

Thuật ngữ “amiăng” dùng để chỉ một nhóm các khoáng chất nhóm serpentine hoặc nhóm amphibole dạng sợi có trong tự nhiên có tác dụng trong hiện tại hoặc trước đây do có lợi thế chịu bền đặc biệt, dẫn nhiệt kém và độ kháng
tương đối với tác động hóa chất.

Các dạng chất khác nhau chủ yếu của amiăng là chrysotile – “amiăng trắng”, một chất thuộc nhóm serpentine, và
crocidolite – “amiăng xanh”, amosite – “amiăng nâu”, anthophyllite, tremolite và actinolite, đều thuộc nhóm amphiboles (4).

Phơi nhiễm với amiăng, kể cả amiăng trắng, gây ra ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bệnh bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi) (5–7).

Phơi nhiễm với amiăng và tác động của nó đối với sức khỏe công cộng là lớn.

Phơi nhiễm với amiăng xảy ra khi hít vào những sợi mảnh chủ yếu từ không khí bị ô nhiễm trong môi trường làm việc cũng như từ không khí xung quanh trong vùng phụ cận của điểm nguồn hay không khí trong nhà có chứa các nguyên vật liệu có sợi amiăng. Mức độ phơi nhiễm cao nhất xảy ra trong khi đóng gói lại các công cụ để chứa amiăng, trộn lẫn với các nguyên vật liệu thô khác và cắt khô các sản phẩm có chứa amiăng bằng các công cụ để mài mòn. Phơi nhiễm cũng có thể xảy ra trong khi lắp đặt và sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng và bảo trì xe cộ.

Các nguyên vật liệu có chứa amiăng trắng và/hoặc amphibole sợi vẫn còn tồn tại ở các tòa nhà và tiếp tục làm gia tăng phơi nhiễm cho cả amiăng trắng và amphibole trong việc bảo trì, sửa chữa, di dời và phá hủy (5).

Phơi nhiễm cũng có thể xảy ra với hậu quả của thảm họa thiên nhiên gây hư hại cho các tòa nhà.

3. Một số thống kê dịch tễ liên quan đến amiăng

Hiện nay có khoảng 125 triệu người trên thế giới đang bị phơi nhiễm với amiăng tại nơi làm việc (1). Theo ước tính toàn cầu, ít nhất có 107 000 người hàng năm chết do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô liên quan đến amiăng và bệnh bụi phổi amiăng do phơi nhiễm nghề nghiệp (1, 2, 8). Ngoài ra, có khoảng 400 ca tử vong do phơi nhiễm phi nghề nghiệp với amiăng. Gánh nặng các bệnh liên quan tới amiăng vẫ đang gia tăng ngay cả ở các nước đã cấm sử dụng amiăng trong những năm đầu thập niên 1990. Vì thời gian ủ bệnh dài đến khi phát bệnh vẫn còn là một vấn đề đang tranh cãi, việc dừng sử dụng amiăng hiện nay sẽ chỉ dẫn đến sự suy giảm về số tử vong liên quan
đến amiăng sau nhiều thập kỷ nữa.

Tất cả các loại amiăng gây ung thư ở người Amiăng (actinolite, amosite – “amiăng nâu”, anthophyllite, chrysotile – “amiăng trắng”, crocidolite – “amiăng xanh” và tremolite) đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) phân loại là chất gây ung thư cho con người (7). Phơi nhiễm với amiăng trắng, amosite – “amiăng nâu” và anthophyllite và các hỗn hợp có chứa crocidolite – “amiăng xanh” sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư phổi (7). Ung thư trung biểu mô đã được ghi nhận sau khi có phơi nhiễm nghề nghiệp với crocidolite, amosite, tremolite và amiăng trắng (chrysotile), cũng như trong quần thể dân cư sinh sống ở xung quanh các nhà máy và mỏ amiăng và ở những người chung sống với công nhân amiăng (7).

Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến amiăng liên quan đến loại, kích cỡ và lượng sợi cũng như quá trình chế biến công nghiệp của amiăng (6). Không có ngưỡng nào được xác định đối với nguy cơ gây ung amiăng, kể cả amiăng
trắng (5, 7). Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi từ việc phơi nhiễm với amiăng (5, 9).

Amiăng trắng vẫn đang được sử dụng rộng rãi Amiăng đã được sử dụng trong hàng ngàn sản phẩm cho một số lượng lớn những ứng dụng như tấm lợp nhà, ống dẫn nước, chăn chữa cháy và các vật liệu cách nhiệt cũng như ly hợp và má phanh, gioăng và đệm của ô tô. Do sự quan tâm ngày càng lớn về vấn đề sức khỏe, việc sử dụng amiăng đã giảm xuống ở nhiều nước. Việc sử dụng crocidolite và các sản phẩm có chứa loại sợi này và phun tất cả các dạng amiăng đều bị cấm theo Công ước của ILO về vấn đề An toàn trong Sử dụng Amiăng (Số 162) từ năm 1986. Tuy nhiên, amiăng trắng vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi với khoảng 90% đang được dùng trong vật liệu xây dựng xi-măng amiăng, là lĩnh vực được sử dụng lớn nhất ở các nước đang phát triển. Các dạng sử dụng còn lại của amiăng trắng là cho các vật liệu chịu ma sát (7%), dệt may và các ứng dụng khác (10).

Cho đến nay (cuối năm 2013), có hơn 50 nước, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng tất cả các dạng amiăng, kể cả amiăng trắng. Các nước khác đã áp dụng các hạn chế ít nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, một số nước đã duy trì hoặc thậm chí đã gia tăng sản xuất hoặc sử dụng amiăng trắng trong những năm gần đây (11). Việc gia tăng sử dụng là điểm nổi bật nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sản xuất amiăng trên thế giới giai đoạn 2000-2012 khá ổn định, vào khoảng 2 triệu tấn một năm (12, 13).

4. Những khuyến nghị của WHO về dự phòng các bệnh có liên quan đến amiăng

Ghi nhớ rằng không có bằng chứng nào về ngưỡng cho tác động gây ung thư của amiăng, kể cả amiăng trắng, và những nguy cơ ung thư gia tăng được ghi nhận trong các quần thể bị phơi nhiễm với các mức độ rất thấp (5, 7), cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng.

Tiếp tục sử dụng xi-măng amiăng trong công nghiệp xây dựng là một mối quan tâm đặc biệt vì lực lượng lao động lớn do vậy khó để kiểm soát phơi nhiễm và những nguyên vật liệu có sẵn có tiềm năng bị hư hỏng và gây một nguy cơ cho những ai sửa chữa, bảo dưỡng hay phá hủy chúng (5). Trong nhiều ứng dụng, amiăng có thể được thay thế bằng một số vật liệu sợi (14) và bằng các sản phẩm khác gây ra ít nguy cơ hơn hoặc không có nguy cơ đối với sức khỏe.

Vật liệu chứa amiăng cần phải được đóng kín và nói chung là có khuyến nghị là không thực hiện công việc có khả năng làm xáo trộn sợi amiăng. Nếu cần thiết, những công việc như vậy cần được thực hiện chỉ khi nào có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh phơi nhiễm với amiăng như đóng kín, chế biến ướt, thông khí thải cục bộ có lọc và vệ sinh thường xuyên.

Cũng cần phải yêu cầu sử dụng trang thiết bị phòng hộ cá nhân – Mặt nạ phòng độc đặc biệt, kính bảo vệ an toàn mắt, găng tay và quần áo bảo vệ – và cung cấp các phương tiện đặc biệt để khử nhiễm (15).

WHO cam kết làm việc cùng các nước tiến tới loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng với các đường lối chiến
lược sau:

• Bằng việc nhận thức rằng cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng;
• Bằng việc cung cấp thông tin về những giải pháp thay thế amiăng với những chất thay thế và phát triển các cơ chế kinh tế và công nghệ để thúc đẩy việc thay thế;
• Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với amiăng đã có và trong khi loại bỏ amiăng (hủy không dùng)
• Bằng tăng cường các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị và phục hồi chức năng đối với các bệnh liên quan đến amiăng và thiết lập đăng ký cho những người đã có và/hoặc đang có phơi nhiễm với amiăng.

WHO khuyến nghị mạnh mẽ công tác lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp này như là một phần của phương thức tiếp cận quốc gia toàn diện nhằm loại trừ các bệnh có liên quan đến amiăng.

Phương thức như vậy cũng nên cần bao gồm việc xây dựng biên dạng quốc gia, nâng cao nhận thức, xây dựng
năng lực, một khung thể chế và kế hoạch hành động quốc gia nhằm loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng.

WHO sẽ phối hợp với ILO để thực hiện Nghị quyết liên quan đến amiăng, được thông qua tại Kỳ họp thứ 59 của Hội nghị Lao động Quốc tế (16), và sẽ làm việc cùng với các tổ chức liên chính phủ khác cũng như xã hội dân sự để
hướng tới loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng trên toàn thế giới.

Tài liệu tham khảo

1. Concha-Barrientos M, Nelson D, Driscoll T, Steenland N, Punnett L, Fingerhut M, et al. Chapter 21. Selected occupational risk factors. In: Ezzati M, Lopez A, Rodgers A, Murray C, editors. Comparative quantification of health risks: global and regional burden of disease attributable to selected major risk factors. Geneva: World Health Organization; 2004:1651–801 (http://www.who.int/healthinfo/global_ burden_disease/cra/en/, accessed 11 March 2014).
2. Driscoll T, Nelson DI, Steenland K, Leigh J, Concha-Barrientos M, Fingerhut M, et al. The global burden of disease due to occupational carcinogens. Am J Ind Med. 2005; 48(6):419–31.
3. ILO, WHO. Summary report of the Thirteenth Session of the Joint ILO/WHO Committee on Occupational Health, 9–12 December 2003, Geneva. JCOH/2003/D.4. Geneva: International Labour Organization; 2003 http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/—ed_protect/—protrav/—safework/documents/publication/wcms 110478.pdf, accessed 13 March 2014).
4. 6.2 Asbestos. In: Air quality guidelines for Europe, second edition. WHO Regional Publications, European Series, No. 91. Copenhagen: World Health Organization Regional Office for Europe; 2000 (http://www. euro.who.int/ data/assets/pdf_file/0005/74732/E71922. pdf, accessed 11 March 2014).
5. Environmental Health Criteria 203: Chrysotile asbestos. Geneva: World Health Organ ization, International Programme on Chemical Safety; 1998 (http://www.inchem.org documents/ehc/ehc/ehc203.htm, accessed 11 March 2014).
6. Environmental Health Criteria 53: Asbestos and other natural mineral fibres. Geneva: World Health Organization, International Programme on Chemical Safety; 1986 (http://www.inchem.org/documents/ ehc/ehc/ehc53.htm, accessed 13 March 2014).
7. International Agency for Research on Cancer. Asbestos (chrysotile, amosite, crocidolite, tremolite, actinolite, and anthophyllite). IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum. 2012; 100C:219–309 (http:// onographs.iarc.fr/ENG/Monographs/vol100C/index.php, accessed 11 March 2014).
8. Driscoll T, Nelson DI, Steenland K, Leigh J, Concha-Barrientos M, Fingerhut M, et al. The global burden of non-malignant respiratory disease due to occupational airborne exposures. Am J Ind Med. 2005; 48(6):432–45.
9. International Agency for Research on Cancer. Tobacco smoke and involuntary smoking. IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum. 2006; 83.
10. Perron L. Chrysotile. In: Canadian minerals yearbook, 2003. Ottawa: Natural Resources Canada; 2003:18.1–18.11.
11. Virta RL. Worldwide asbestos supply and consumption trends from 1900 through 2003. Circular 1298. Reston (VA): United States Department of the Interior, United States Geological Survey; 2006  http://pubs.usgs.gov/circ/2006/1298/c1298.pdf, accessed 11 March 2014).
12. Virta RL. Asbestos [Advance release]. In: 2012 minerals yearbook. Reston (VA): United States Department of the Interior, United States Geological Survey; 2013:8.1–8.7 (http:// minerals.usgs.gov/ minerals/pubs/commodity/asbestos/myb1-2012-asbes.pdf, accesse 11 March 2014).
13. Virta RL. Asbestos statistics and information. In: Mineral commodity summaries 2013. Reston (VA): United States Department of the Interior, United States Geological Survey; 2013 (http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/asbestos/mcs-2013-asbes. pdf, accessed 11 March 2014).
14. Summary consensus report of WHO Workshop on Mechanisms of Fibre Carcinogenesis and Assessment of Chrysotile Asbestos Substitutes, 8–12 November 2005, Lyon. Geneva: World Health Organization; 2005 (http://www.who.int/ipcs/publications/new_issues/summary_report.pdf, accessed 11 March 2014).
15. International Chemical Safety Card 0014: Chrysotile. Geneva: World Health Organization, International Programme on Chemical Safety; 2010 (http://www.inchem.org/documents/ icsc/icsc/eics0014.htm, accessed 13 March 2014).
16. Annex: Resolution concerning asbestos. In: Provisional Record 20 of the Ninety-fifth Session of the International Labour Conference, 31 May – 16 June 2006, Geneva: Report of the Committee on Safety and Health. Geneva: International Labour Organization; 2006:20/69 (http://www.ilo.org/public/english/ standards/relm/ilc/ilc95/pdf/pr-20.pdf, accessed 13 March 2014).

Nguồn WHO

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược