Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, với đặc trứng đường máu thường tăng do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng của insulin. Ở trẻ em, đái tháo đường thường phụ thuộc insulin, do giảm bài tiết. Đặc điểm bệnh đái tháo đường ở trẻ em là diễn biến nhanh, không ổn định và hay có biến chứng nhiễm toan ceton.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỉ lệ đái tháo đường typ 1 được công bố khác nhau tùy mỗi quốc gia và từng khu vực. Riêng ở bệnh viện Nhi Trung Ương, từ năm 1992-2001 có 127 trẻ, chiếm 2.62% trẻ điều trị ở khoa nội tiết chuyển hóa. Tỉ lệ mắc bệnh ở trai và gái là ngang nhau.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em được cho là bệnh tự miễn do kháng thể kháng tế bào beta đảo tụy lưu hành, phát hiện ở 85% bệnh nhân đái tháo đường typ 1. Bệnh đái tháo đường ở trẻ em thường kết hợp với các bệnh tự miễn khác như Addison, viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto.

Sự hủy hoại tế bào beta đảo tụy dẫn đến thiếu hụt insulin, làm rối loạn chuyển hóa glucose, tạo ra nhiều sản phẩm acid béo tự do, thể cetonic, gây toan chuyển hóa, mất nước, tăng áp lực thẩm thấu. Bệnh nặng và không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến não, ý thức và hôn mê.

Dưới đây là toàn văn báo cáo Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh đái tháo đường ở trẻ em thực hiện bởi ThS.BS Trần Vĩnh Phú, Đại học Y Dược Huế.

ThS.BS Trần Vĩnh Phú

Đại học Y Dược Huế

Hội nghị khoa học Nhi khoa toàn quốc 2018
Nguồn Nội khoa Việt Nam

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược