Nhân hai trường hợp loét tĩnh mạch trên bệnh nhân gout

Bệnh gout là một bệnh chuyển hóa ảnh hưởng đến toàn thân. Bệnh gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan. Các biến chứng thường gặp trên bệnh nhân gout là sỏi urat của thận. Đây là là loại sỏi không cản quang, không phát hiện trên phim chụp Xquang hệ tiết niệu mà chỉ có thể phát hiện qua siêu âm. Biến chứng viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat không hiếm gặp. Sau thời gian dài có thể tiến triển đến suy thận mạn, và gây ra giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, và gặp khó khăn khi dùng thuốc chống viêm do suy thận. Đặc biệt, biến chứng viêm loét tĩnh mạch nông chi dưới là một biến chứng nặng. Thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa đi kèm: tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu, béo phì… Cần điều trị loét tĩnh mạch bằng cách hạ acid uric máu kết hợp với allopurinol.

Bệnh gout được đặc trưng bởi sự tăng cao nồng độ acid uric trong máu dẫn tới lắng đọng tinh thể monosodium urat cục bộ ở mô hoặc trong khớp. Yếu tố trực tiếp gây bệnh là tinh thể urat natri, không phải acid uric hòa tan trong máu nên không dựa vào nồng độ acid uric để chẩn đoán bệnh. Bệnh gout biểu hiện bằng các cơn sưng khớp cấp tính, tiến triển mạn tính do sự lắng đọng tinh thể urat ở mô đặc biệt là thận. Chẩn đoán bệnh thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán Benned Wood 1968. Điều trị bệnh gout bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm acid uric máu, phục hồi chức năng.

Nguồn: Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 35 – Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược