Tiểu đường ăn được thịt chó không?
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn khắt khe để kiểm soát tốt đường huyết. Vì vậy, nhiều người bệnh thắc mắc tiểu đường ăn được thịt chó không? Ăn thịt chó có gây tăng đường huyết hay hậu quả nghiêm trọng gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viêt
1. Chế độ ăn của người tiểu đường
Tiểu đường là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng bình thường. Nếu không có chế độ ăn hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh tiểu đường sẽ tiến triển nhanh chóng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến khó khăn trong điều trị.
Vì vậy, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn dưới đây:
Bổ sung chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường:
- Ngăn hấp thu đường, hạn chế tăng cao đường huyết trong và sau bữa ăn.
- Kéo dài quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Tăng HDL-Cholesterol, giảm LDL-Cholesterol, giúp ngăn ngừa mỡ máu, tránh các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường.
Vì vậy, người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn như các loại rau (rau cải xanh, rau ngót, rau muống…), yến mạch, ngũ cốc…
Bổ sung protein
Khi bị tiểu đường, người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi do không có năng lượng dự trữ. Ăn thực phẩm chứa protein là cách bổ sung năng lượng hiệu quả, đồng thời không làm tăng cao đường huyết, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, sữa…
Tuy nhiên không ăn quá nhiều protein do có thể gây khó tiêu, đầy chướng bụng.
Hạn chế đồ ngọt
Nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm chứa đường… gây tăng đường huyết sau ăn. Do đó, cần hạn chế tối đa các thực phẩm này để giữ đường huyết ở mức an toàn, giúp điều trị đạt hiệu quả.
Tránh thực phẩm hàm lượng Lipid cao
Đồ ăn nhanh, các món ăn rán, món chiên xào đều chứa hàm lượng Lipid cao. Thường xuyên ăn các thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng mỡ máu cao, dẫn đến lắng đọng mỡ ở thành mạch – điều kiện thuận lợi để xuất hiện các biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra: Tê bì chân tay, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay duy trì thói quen ăn sáng hoặc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để cải thiện bệnh tiểu đường tốt nhất.
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/tieu-duong-co-dung-duoc-sam-khong/
2. Tiểu đường ăn được thịt chó không?
- Người tiểu đường không nên ăn thịt chó
Thịt chó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, với đầy đủ các chất như protein, lipid, các loại vitamin (A, B1, B2, B3, C) và các yếu tố vi lượng (Sắt, Canxi).
Tuy nhiên, tiểu đường KHÔNG nên ăn thịt chó, bởi các nguyên nhân sau:
- Gây khó tiêu, đầy bụng: Thịt chó chứa hàm lượng lớn protein, kéo dài thời gian tiêu hóa ở dạ dày. Do đó, ăn nhiều thịt chó có thể gây khó tiêu, gây cảm giác đầy bụng, buồn nôn cho người bệnh.
- Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận: Ở người tiểu đường, chức năng gan, thận bị suy giảm tùy theo mức độ tiến triển của bệnh. Khi ăn thịt chó, cơ thể phải chuyển hóa, hấp thu và thải trừ một lượng lớn khiến gan, thận phải hoạt động quá mức, làm tổn thương các cơ quan này nặng hơn.
- Thịt chó không đảm bảo an toàn: Nguyên nhân này khá hiếm gặp, nhưng một khi ăn phải thịt chó không được chế biến sạch, không đảm bảo vệ sinh có thể gây hậu quả khó lường, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt chó, tránh nhiều tác hại không mong muốn.
Tóm lại, ngoài lưu ý không nên ăn thịt chó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn và sinh hoạt điều độ, lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển nhanh, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu còn thắc mắc ngoài tiểu đường có được ăn thịt chó không?, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.