Tiểu đường ăn nho được không?

Nho là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, bạn đang phân vân không biết tiểu đường ăn nho được không? Bạn lo ngại lượng đường có trong nho có thể khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

1. Giá trị dinh dưỡng của nho

Giá trị dinh dưỡng của nho

Nho có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh như resveratrol, quercetin, acid ellagic, lutein… giúp chống lại các bệnh tim mạch, ngăn cản sự phát triển của ung thư. Nho cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào, đáng kể đến là vitamin C, K, B6, kali, đồng, mangan.

Có ba loại đường chính trong nho: đường saccharose, đường glucose và đường fructose. Hàm lượng đường trong 100g nho dao động từ 3,67g đến 7,2g. Một quả nho có chứa khoảng 0,22g glucose. Đây cũng chính là lý do đem lại vị ngọt tự nhiên của nho, khiến chúng trở thành loại trái cây được rất nhiều người ưa thích.

Xem thêm

https://thaythuocvietnam.vn/tieu-duong-co-an-dua-duoc-khong/

2. Tiểu đường ăn nho được không và nên ăn bao nhiêu?

Nếu như trước đây, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên nên cắt giảm trái cây khỏi khẩu phần ăn, thì chế độ ăn hiện đại cho phép bạn ăn trái cây trong bữa ăn của mình. Chế độ ăn kiêng tập trung vào chất xơ, ít chất béo, đặc biệt cắt giảm chất béo bão hòa. Việc hạn chế tinh bột và thức ăn ngọt là cần thiết trong kiểm soát đường trong máu.

Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, bạn có thể bắt đầu chế độ ăn với 45-60g carbohydrate mỗi bữa, và điều chỉnh khi cần thiết. Trong 10 trái nho có chứa khoảng 8,8g carbohydrate. Do đó, nếu bạn ăn nho, bạn cần giảm lượng carbohydrate trong các món ăn khác.

chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

Theo The International Tables Of Glycemic Index, chỉ số đường huyết của nho Mỹ là 43, trong khi đó nho từ châu Âu (Ý) có chỉ số cao hơn một chút là 49. Nho đen từ Úc có chỉ số đường huyết khoảng 59. Theo Queensland Government, nho được xếp vào danh sách thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp.

Bạn cũng cần lưu ý khi lựa chọn nho tươi hay nho khô cho chế độ ăn của mình. Hai loại nho này có sự khác biệt lớn nằm ở lượng nước có chứa trong mỗi quả:

  • Nho khô lượng đường được cô đặc, lượng nước đã được loại bỏ khiến chúng có kích thước nhỏ hơn nhiều so với nho tươi.
  • Chỉ số đường huyết có trong nho khô dao động trong khoảng 64 ± 11, thuộc nhóm có chỉ số đường huyết cao. Nếu bạn không kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn, bạn sẽ dễ ăn nhiều nho khô dẫn đến tăng lượng đường quá ngưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng bệnh của mình.

Nếu bạn thích ăn nho, bạn nên lựa chọn nho tươi và khoảng cách các lần ăn cách nhau vài ngày. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 10 quả để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn cũng có thể thay thế nho bằng các loại trái cây khác như bưởi, cam, lê… cho chế độ ăn mỗi ngày.

3. Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì, nó có nguy hiểm với mẹ và em bé hay không. Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ (trước đó mẹ không bị). Tiểu đường thai kỳ gây ra lượng đường trong máu cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

Tốt hơn nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, bao gồm cả nho. Nếu bạn thích ăn nho, bạn có thể ăn nó với tần suất 2 lần 1 tuần, mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn dưới 10 quả. Bạn cũng có thể lựa chọn các loại trái cây khác vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm cơn thèm nho.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị cho mình các kiến thức về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc bản thân giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp các thực phẩm hài hòa, phù hợp.

Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn trả lời câu hỏi người bị tiểu đường ăn nho được không. Tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ đều cần một chế độ ăn uống hợp lý, giảm thiểu tối đa lượng đường đưa vào cơ thể. Chúc bạn xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận