Tìm hiểu về bệnh viêm họng cấp cùng bác sĩ Đặng Văn Kiện
Viêm họng cấp tính có nhiều triệu chứng viêm họng khác nhau, tùy theo tiến triển của bệnh hoặc đặc trưng của tác nhân gây bệnh và lứa tuổi. Viêm họng đỏ thông thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Nội dung bài viêt
1. Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc họng. Vì họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đây là vùng tập trung nhiều loại thần kinh nên rất dễ gây ra các phản xạ thần kinh nội tiết ở các vùng xa của cơ thể. Mặt khác, họng rất giàu tổ chức liên kết và bạch huyết như VA, amidan, lưỡi và khẩu cái.
- Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc họng (ảnh sưu tầm)
2. Nguyên nhân viêm họng cấp
Các nguyên nhân gây viêm họng rất phức tạp, được chia ra viêm họng do virus (cúm, sởi) chiếm 60-80% trường hợp, và viêm họng do vi khuẩn (liên cầu, phế cầu).
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/luc-nao-can-dung-khang-sinh-de-chua-viem-hong/
3. Triệu chứng viêm họng cấp
3.1. Các triệu chứng viêm họng cấp
– Đau họng
– Cảm giác khó chịu, gai rét. Sốt vừa hoặc sốt cao.
– Cảm giác khô họng, khát nước, tăng lên khi nuốt, đau lan lên tai.
– Ngạt mũi, chảy nước mũi.
– Ho khan, khàn tiếng nhẹ
– Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết, họng rất bóng. Đôi khi thấy có chất bẩn như bã đậu màu trắng hoặc màu vàng xám ở trên bề mặt amidan.
3.2. Các triệu chứng viêm họng do liên cầu và virus
3.2.1. triệu chứng Viêm họng do liên cầu khuẩn:
+ Hạch to vùng cổ trước, nắn đau.
+ Sốt đột ngột.
+ Họng rất đỏ.
3.2.2. Triệu chứng Viêm họng do virus:
+ Kèm theo các triệu chứng viêm kết mạc, viêm mũi và viêm phế quản.
+ Ho khan hoặc ho có đờm.
+ Hạch vùng cổ sau.
- Triệu chứng Viêm họng do virus (ảnh sưu tầm)
3.3. Tiến triển
Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần. Nếu có bội nhiễm do liên cầu, phế cầu các biến chứng sẽ xảy ra như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm.
4. Chữa viêm họng cấp
4.1. Điều trị triệu chứng viêm họng
+ Hạ sốt, giảm đau : Paracetamol, Efferalgan…
+ Bù nước và điện giải do sốt gây ra, tốt nhất là cho trẻ uống ORS
+ Súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý, BBM, natribicacbonat…
+ Chống xuất tiết mũi: nhỏ nước muối sinh lý, Argyrol 1%…
+ Khí dung họng bằng kháng sinh và corticoid
4.2. Dùng kháng sinh toàn thân khi có bội nhiễm, đặc biệt là ở trẻ em
+ Phòng ngừa thấp tim
+ Tránh apxe quanh amydal
+ Giảm triệu chứng
+ Phòng lây nhiễm
Ngoài ra, các bài thuốc dân gian cũng đem lại hiệu quả tích cực trong việc chữa viêm họng.
4.3. Lưu ý
+ Đối với viêm họng do vi khuẩn, dùng kháng sinh nhóm Betalactam (Augmentin, Klamentin…) có hiệu quả nhất, nếu dị ứng có thể thay thế bằng nhóm Macrolid (Erythromicin, Azithromycin…).
+ Không dùng kháng sinh đối với các trường hợp viêm họng do virus.
5. Phòng bệnh viêm họng cấp
– Để phòng ngừa viêm họng, cần vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên hàng ngày.
– Nên tắm bằng nước ấm, nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể mùa nào. Không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.
– Mùa hè khi thời tiết nóng bức, nhu cầu hạ nhiệt cho cơ thể là không thể tránh khỏi, tuy nhiên không lạm dụng nước uống để lạnh hoặc bỏ đá lạnh quá nhiều. Nằm ngủ không nên để gió quạt phả thẳng vào mặt, không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, chỉ nên để thấp hơn nhiệt độ không khí 3-5 độ C.
– Khi bị viêm họng cần đến các cơ sở y tế, tốt nhất nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ đầu.
Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người bệnh. Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người bị viêm họng.
BS. Đặng Văn Kiện