Tổng quan bệnh rối loạn mỡ máu

Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:

Rối loạn lipid máu là tình trạng có mức độ không lành mạnh của một hoặc nhiều loại lipid (chất béo) trong máu. Tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Máu chứa ba loại lipid chính:

  • Lipoprotein mật độ cao (HDL)
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
  • Triglyceride – chất béo trung tính (TG)

Rối loạn lipid máu là một tình trạng bất thường của nồng độ lipid trong máu. Loại rối loạn lipid máu phổ biến nhất là tăng lipid máu hoặc nồng độ lipid cao. Một dạng rối loạn lipid máu khác ít phổ biến hơn là hạ lipid máu –  mức lipid thấp bất thường. Rối loạn lipid máu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nồng độ lipid nào, bao gồm mức cholesterol LDL, mức  cholesterol HDL  ,  chất béo trung tính hoặc tất cả các chất béo này.

Hình ảnh mô tả mỡ máu

Hình ảnh mô tả mỡ máu

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao

Có nhiều yếu tố có thể gây ra rối loạn lipid máu—từ rối loạn di truyền đến lối sống. Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu có thể chia làm 2 loại chính: rối loạn mỡ máu tiên phát hoặc thứ phát.

Tăng mỡ máu tiên phát

Rối loạn lipid máu tiên phát đề cập đến mức lipid bất thường do gen đột biến hoặc gen thừa hưởng từ một hoặc cả hai cha mẹ.  Các gen khiếm khuyết có thể gây ra rối loạn phân giải hoặc tổng hợp một số loại lipid nhất định. Những người mắc chứng rối loạn lipid máu tiên phát liên quan đến tăng LDL có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch sớm trong đời, điều này có thể dẫn đến bệnh tim mạch sớm.

Tăng mỡ máu thứ phát

Mặt khác, rối loạn lipid máu thứ phát phổ biến hơn và xảy ra do nhiều yếu tố liên quan đến một số thói quen trong lối sống hoặc một số bệnh. Tăng lipid máu thứ phát có thể do các bệnh/rối loạn sau:

  • Chế độ ăn nghèo nàn hoặc nhiều chất béo, nhiều đường: Chế độ ăn là một nguồn cung cấp cho Lipid máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng Lipid máu.
  • Thiếu tập thể dục: Béo phì là một yếu tố ảnh hưởng chung đến sức khỏe tổng thể và khối lượng chất béo tích trữ trong cơ thể. Bên cạnh đó các chất chống oxi hóa sản sinh trong quá trình tập luyện giúp kiểm soát mỡ máu, insulin….
  • Một số  loại thuốc  như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc điều trị HIV
  • Hội chứng Cushing: Bệnh do rối loạn hóc môn Corticoid – Một trong những hóc môn ảnh hưởng đến Lipid máu.
  • Bệnh gan: Gan có chức năng tổng hợp và phân giải chất béo cơ thể, vậy nên suy giảm chức năng gan sẽ dẫn đễn rối loạn mỡ máu.
  • Lạm dụng rượu: Dẫn đến suy giảm chức năng gan và gián tiếp gây rối loạn Lipid máu.
  • Hút thuốc lá
  • Suy giáp chưa được điều trị: Hocmon tuyến giáp – chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể, bao gồm việc sử dụng hay tích trữ năng lượng mà Lipid là 1 trong những loại năng lượng của cơ thế.
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát: Insulin cũng là 1 hocmoon tham gia điều chỉnh lipid trong cơ thể. Việc suy giảm và rối loạn chức năng của hocmon này sẽ dẫn đến rối loạn Lipid
Béo phì, hút thuốc, chế độ ăn không lành mạnh..đều có thể gây rối loạn mỡ máu

Béo phì, hút thuốc, chế độ ăn không lành mạnh..đều có thể gây rối loạn mỡ máu

Biểu hiện của rối loạn mỡ máu như thế nào?

Không có cách nào thực sự để biết liệu bạn có bị rối loạn lipid máu hay không – dù là tăng lipid máu hay hạ lipid máu – trừ khi bạn thực hiện xét nghiệm lipid máu. Trong một số ít trường hợp lipid cực kỳ cao, có thể bị xanthomas (mảng mỡ, sáp trên da) hoặc giác mạc (vòng cholesterol xung quanh mống mắt của mắt)

Cần làm các xét nghiệm gì giúp chẩn đoán bệnh?

Một số loại xét nghiệm được ứng dụng để chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu

Cholesterol toàn phần: Đây là mức cholesterol tổng thể – bao gồm  LDL-C và HDL-C. Tăng cholesterol máu khi >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) : Đây là loại cholesterol được gọi là “cholesterol xấu”. Nó có thể tích tụ trong mạch máu của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (Số giới hạn cao: 130 mg/dL đến 159 mg/dL. Cao: 160 mg/dL đến 189 mg/dL.)

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) : Đây là loại cholesterol được gọi là “cholesterol tốt”. Nó giúp giảm sự tích tụ LDL trong mạch máu. Chỉ số này bất thường nếu này thấp hơn 40 mg/dL

Triglycerides : Đây là một loại chất béo từ thực phẩm chúng ta ăn. Lượng chất béo trung tính dư thừa trong máu có liên quan đến bệnh tim mạch và viêm tụy. Tăng TG: TG từ 4,5–11,3mmol/l (400-1000mg/dl)

Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 – 4,5 mmol/l.

Xem thêm : Chỉ số mỡ máu và những đều cần biết

Điều trị bệnh rối loạn mỡ máu như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị để giải quyết tình trạng rối loạn lipid máu.

Hạ lipid máu không được điều trị trừ khi nghiêm trọng, thường là do di truyền. Trong những trường hợp này, chế độ ăn uống cần được điều chỉnh và sử dụng một số vitamin tan trong dầu.

Việc điều trị tăng lipid máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng lipid, cũng như loại lipid nào bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn uống giảm cholesterol và điều chỉnh lối sống được khuyến nghị, bao gồm ngừng hút thuốc, tăng cường tập thể dục và điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể gây ra mức lipid cao.

Trong một số trường hợp, thuốc cần được sử dụng  để giảm lipid và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị Rối loạn lipid máu là statin. Statin giúp giảm mức LDL bằng cách can thiệp vào việc sản xuất cholesterol trong gan. Có một số loại statin hoạt động khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau.

Thuốc cần được được sử dụng để giảm lipid và nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân

Thuốc cần được được sử dụng để giảm lipid và nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân

Bác sĩ của bạn cũng có thể kê các loại thuốc cholesterol khác ngoài statin. Những loại thuốc không phải statin này bao gồm:

  • Ezetimibe (Zetia)
  • Fibrate, chẳng hạn như fenofibrate (Fenoglide)
  • Thuốc ức chế PCSK9

Chi tiết hơn về các phương pháp trị rối loạn mỡ máu là gì?

Xem thêm: Cách điều trị rối loạn mỡ máu

Cách phòng bệnh rối loạn mỡ máu

Trẻ em và thanh niên có thể được kiểm tra mỡ máu 5 năm một lần. Khi đến tuổi trung niên, bạn nên kiểm tra cholesterol hàng năm hoặc hai năm một lần.

Những thay đổi bạn thực hiện trong cuộc sống có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lipid máu, bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc và hạn chế rượu bia.
  • Hãy hoạt động thay vì ngồi quá nhiều, kiểm soát cân nặng
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, thực phẩm chứa nhiều vitamin
  • Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn

BS.Tuấn Anh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận