Tổng quan về chứng rối loạn nhận thức
Rối loạn nhận thức là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần rất khó chẩn đoán do thường phát triển kín đáo. Rối loạn nhận thức có thể ảnh hưởng đến học tập, trí nhớ, nhận thức và giải quyết vấn đề. Hiểu các rối loạn nhận thức khác nhau, các triệu chứng và các lựa chọn điều trị liên quan có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh và phòng ngừa các biến chứng.
Nội dung bài viêt
1. Rối loạn nhận thức là gì?
Rối loạn nhận thức thường gặp ở người cao tuổi
Nhận thức là hành động tinh thần hoặc quá trình thu nhận kiến thức và hiểu biết thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và các giác quan. Do đó rối loạn nhận thức được hiểu là khi có một rối loạn nào đó làm suy giảm chức năng nhận thức của con người, khiến người đó không thể thực hiện các hoạt động xã hội bình thường nếu không được điều trị.
Các rối loạn nhận thức phổ biến hiện nay:
- Sa sút trí tuệ
- Rối loạn phát triển
- Rối loạn kỹ năng vận động
- Chứng hay quên
- Suy giảm nhận thức do chất kích thích
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhận thức
Một số nguyên nhân ban đầu của tình trạng rối loạn nhận thức bao gồm bất thường nhiễm sắc thể, tiếp xúc với thuốc trước khi sinh, suy dinh dưỡng, ngộ độc do chì hoặc các kim loại nặng, vàng da sơ sinh, suy giáp, sinh non, thiếu oxy, chấn thương hoặc lạm dụng trẻ em.
Trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, sự rối loạn nhận thức có thể phát triển do nhiều yếu tố. Một số ví dụ bao gồm tác dụng phụ của liệu pháp điều trị ung thư, ngộ độc kim loại nặng, suy dinh dưỡng, rối loạn quá trình trao đổi chất, bệnh tự kỷ và chấn thương.
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhận thức
Với tuổi ngày càng cao, các nguyên nhân phổ biến bao gồm việc lạm dụng các chất kích thích và chấn thương. Việc lạm dụng chất kích thích như ma túy, rượu bia hoặc chấn thương ở vùng đầu có thể khiến vùng não quy định chức năng nhận thức bị tổn thương qua đó dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức.
Các bệnh lý về não như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ thể Lewy, bệnh Huntington, chứng mất trí nhớ do HIV, bệnh prion biểu hiện với sự thiếu hụt nhận thức. Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc an thần, thuốc kháng cholinergic, glucocorticoid cũng liên quan đến các rối loạn nhận thức.
Xem thêm: Chứng rối loạn nhận thức ở trẻ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Điều trị
3. Biểu hiện của rối loạn nhận thức
Bệnh nhân có thể tự nhận thấy những thay đổi khả năng nhận thức trong đời sống hàng ngày hoặc cũng có thể do người chăm sóc và bạn bè của bệnh nhân nhận thấy. Người bệnh thường có các biểu hiện đặc trưng:
- Khó nhớ mọi thứ (thường hỏi cùng một câu hỏi hoặc lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện)
- Nhầm lẫn hoặc kích động
- Thay đổi tâm trạng
- Thay đổi hành vi, lời nói
- Khó khăn ngay cả với các công việc hàng ngày
Hay quên là biểu hiện thường gặp trong rối loạn nhận thức
Rối loạn nhận thức bao gồm thể mê sảng và rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ và nặng với các biểu hiện như sau:
- Mê sảng được đặc trưng bởi rối loạn nhận thức. Người bệnh thường lú lẫn, mất phương hướng, thay đổi ý thức và tâm trạng. Ảo giác và ảo tưởng cũng khá phổ biến ở bệnh nhân này. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, có thể vài giờ đến vài tuần.
- Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ và nặng thường liên quan đến người cao tuổi. Những rối loạn này phát triển chậm và chủ yếu được đặc trưng bởi mất trí nhớ bên cạnh rối loạn nhận thức. Cũng có thể có rối loạn tâm thần, kích động và thay đổi tâm trạng. Sự khác biệt giữa rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ và nặng chủ yếu dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Rối loạn nhận thức thần kinh nặng (trước đây gọi là chứng mất trí nhớ) được đặc trưng bởi sự suy giảm đáng kể về nhận thức và tăng mức độ phụ thuộc. Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ được đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức vừa phải và bệnh nhân vẫn sinh hoạt và làm việc độc lập.
Xem thêm: [Xem ngay] – Cách điều trị rối loạn nhận thức thần kinh
4. Hậu quả của rối loạn nhận thức
Hậu quả rối loạn nhận thức có thể nhẹ, trung bình hoặc nghiêm. Với các rối loạn nhẹ, có những thay đổi trong chức năng nhận thức, nhưng cá nhân vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình. Mức độ nghiêm trọng hơn (chứng mất trí nhớ) có thể dẫn đến một điểm mà cá nhân không có khả năng sống độc lập do không có khả năng lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên (hoạt động sinh hoạt hàng ngày/hoạt động cụ thể của cuộc sống hàng ngày) và áp dụng phán đoán, quyết định trong cuộc sống.
Thay đổi tâm trạng trong rối loạn nhận thức
Nếu không tìm cách điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tổn thương vĩnh viễn. Khi tình trạng cơ bản được chẩn đoán, điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch điều trị phù hợp để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn, một số hậu quả rối loạn nhận thức:
- Chậm phát triển thể chất và tinh thần
- Khuyết tật về giọng nói và thính giác
- Liệt
- Suy giảm nhận thức vĩnh viễn
- Mất cảm giác vĩnh viễn
- Thay đổi tính cách
- Mất trí nhớ vĩnh viễn
- Mất khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
- Hôn mê
Xem thêm: Chứng rối loạn nhận thức sau tai biến – Những điều cần biết
5. Cách điều trị rối loạn nhận thức
Đối với các rối loạn nhận thức, cần phải thăm khám, đánh giá và quản lý bệnh nhân, các can thiệp tập trung chủ yếu vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các hậu quả còn sót lại.
Một số các loại thuốc như thuốc chống loạn thần hoặc thuốc benzodiazepin (BZD) có thể giúp giảm các triệu chứng trong một số trường hợp. Đôi khi bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với thuốc loạn thần với một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm và thuốc ngăn ngừa sự suy giảm thêm của trí nhớ.
Người mắc rối loạn nhận thức cần được đến khám và điều trị
Chế sinh hoạt lành mạnh, bài tập rèn luyện nhận thức, giấc ngủ hợp lý và kỹ thuật thư giãn có thể giúp ích cho sức khỏe nhận thức. Tâm lý trị liệu và hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân và gia đình được cho là phương pháp điều trị hiệu quả, góp phần duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh và gia đình.
BS Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem thêm các thông tin khác trên trang Thaythuocvietnam.vn