Tổng quan về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nội dung bài viêt
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Ai có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có biểu hiện gì?
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nguy hiểm như thế nào?
- Các xét nghiệm nào giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
- Làm gì để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Giải phẫu cột sống thắt lưng và vị trí thường xảy ra thoát vị đĩa đệm
Cột sống được chia làm 4 phần, trong đó phần thắt lưng gồm 5 đốt sống nằm liên tiếp phía dưới những đốt sống ngực, giữa các thân đốt sống được lót bởi các đĩa đệm. bên trong cột sống chứa tuỷ sống và 2 bên là nơi thoát ra của các rễ thần kinh.
Theo thống kê, L4-L5 L5-S1 là vùng dễ gặp tổn thương nhất.
Giải phẫu đốt sống thắt lưng
Định nghĩa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó gây chèn ép vào các rễ thần kinh dẫn đến tê bì, đau nhức
Những nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Do mang vác nặng: đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh thường nghe thấy một âm thanh phát ra từ cột sống khi cúi người nâng vật nặng lên, và sau đó thường là những cơn đau liên tục ở vùng lưng dưới
- Do chấn thương: có thể gặp sau chấn thương trực tiếp hay không trực tiếp vào vùng lưng như sau tai nạn giao thông, khi ngã từ trên cao hay các tai nạn trong thể thao,… các chấn thương kiểu này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho cột sống như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gãy xương đốt sống, chấn thương tuỷ.
- Do ngồi lâu và ngồi sai tư thế: thường gặp ở những người làm việc văn phòng lâu năm bởi khi ngồi các đĩa đệm phải chịu một áp lực cao hơn
- Do thoái hoá: đĩa đệm bị thoái hoá, mất nước và dễ bị rách vòng sợi dẫn đến thoái nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào các thành phần thần kinh.
Ai có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Tuổi tác: thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người 30 – 50 tuổi, ở nhóm người trên 80 tuổi có khi không ghi nhận triệu chứng.
- Tỷ lệ gặp ở nam giới gấp 2 lần so với nữ giới.
- Người ngồi nhiều: nhân viên văn phòng, sử dụng điện thoại, nghệ sĩ piano, thợ may
- Những người lao động nặng: tỷ lệ thoát vị đĩa đệm tăng lên ở những người lao động nặng như người làm nghề khuân vác, hay công nhân xây dựng.
- Thừa cân, béo phì: với cơ thể thừa cân cột sống phải liên tục chịu một áp lực lớn hơn dẫn đến dễ mắc các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm và xẹp đốt sống.
- Hút thuốc lá: chất nicotin trong thuốc lá làm cho sự nuôi dưỡng các đĩa đệm bị hạn chế và đẩy nhanh quá trình thoái hoá của các đĩa đệm.
- Yếu tố di truyền: liên quan đến gen quy định chuyển hoá colagen cấu tạo nên đĩa đệm.
Tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn 2 lần so với nữ giới
Khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có biểu hiện gì?
Biểu hiện tại chỗ
Khởi phát bằng đau cột sống thắt lưng đột ngột sau khi vận động mạnh hay cúi người mang vác vật nặng hoặc có thể xuất hiện từ từ tăng dần theo thời gian. Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi,… có thể đỡ đau khi người bệnh nghỉ ngơi .
Thời gian đầu cơn đau thường âm ỉ ở mức độ nhẹ khiển bệnh nhân chủ quan không điều trị và thường chỉ đi khám khi cơn đau nặng lên và ảnh hướng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Các biểu hiện khác
Khi khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh bệnh nhân có thể gặp những vấn đề như:
- Cơn đau lan dọc theo xuống chân và thân dưới dọc theo các dây thần kinh
- Rối loạn cảm giác, tê bì: bệnh nhân luôn có cảm giác như kiến bò trong người, tiến triển dần từ mông, đùi cho đến tận ngón chân
- Rối loạn cơ vòng: thoát vị đĩa đệm gây chèn ép ít bệnh nhân có thể có cảm giác són tiểu hay đi tiểu khó. Ở trường hợp nặng hơn có thể gặp rối loạn đại tiểu tiện nghiêm trọng và bệnh nhân không còn làm chủ được quá trình đại tiện tiểu tiện của bản thân
- Đi lại khó khăn, đi khập khiễng cách hồi: khối thoát vị chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra cảm giác đau dọc theo các dây thần kinh khiến bệnh nhân không dám duỗi chân để bước đi bình thường
- Yếu liệt chi: thường gặp ở giai đoạn nặng, sau một thời gian dài bị bệnh sự chèn ép thần kinh ngày càng tăng khiến bệnh nhân mất dần khả năng vận động và các cơ teo đi
Các biểu hiện trên có thể gặp ở 1 vùng hay lan ran toàn bộ chi, có thể chỉ gặp 1 bên hoặc cả 2 bên tuỳ vào thể thoát vị và mức độ chèn ép của khối thoát vị vào ống sống và các rễ thần kinh gai.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nguy hiểm như thế nào?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả người bệnh và gia đình:
- Tàn phế là một trong những biến chứng nghiêm trong nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khiến người bệnh mất khá năng đi lại, nằm một chỗ, sinh hoạt hằng ngày phụ thuộc ít nhiều vào người thân.
- Đau, rối loạn cảm giác da: bệnh nhân có thể bị những cơn đau và rối loạn cảm giác, tê chân kéo dài hoặc tái phát nhiều lần dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.
- Rối loạn đại tiểu tiện: bệnh nhân có thể gặp tình trạng bí tiểu hay nước tiểu chảy ra một cách không tự chủ
- Teo cơ, yếu cơ: người bệnh giảm vận động thời gian dài do đau kèm các tổn thương thần kinh gây giảm tưới máu chi dẫn đến teo cơ và yếu vùng cơ do các rễ thần kinh này chi phối
Các xét nghiệm nào giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chụp Xquang cột sống
+ Xquang cột sống: Do đĩa đệm không cản quang nên trên phim xquang ta có thể đánh giá đĩa đệm gián tiếp qua sự thay đổi của khe gian đốt sống, các đốt sống kế cận và đường cong cột sống
+ Chụp bao rễ thần kinh có cản quang: cũng là phương pháp đánh giá gián tiếp qua hình ảnh gián đoạn, ấn lõm hay cắt cụt của thuốc cản quang khi được bơm vào khoang dưới nhện của tuý sống
Chụp X-quang cột sống
Chụp cắt lớp vi tính
Cắt lớp vi tính cũng có nhiều hạn chế trong đánh giá cấu trúc đĩa đệm và mức độ thoát vị. Có giá trị trong đánh giá thoát vị đĩa đệm có thoái hoá xương hay vôi hoá dây chằng
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Trên hình ảnh cộng hưởng từ đĩa đệm bình thường có tín hiệu giảm trên T1 và tăng tín hiệu trên T2. Các đĩa đệm thoái hoá thì T2 không tăng tín hiệu so với các đĩa đệm khác.
Dựa vào các lát cắt dọc hay cắt ngang để đánh giá các thể thoát vị, xác định chính xác vị trí đĩa đệm so với ổng tuỷ và mức độ chèn ép vào rễ thần kinh.
Đây có thể được coi là phương pháp cận lâm sàng tối ưu nhất để chẩn đoán đánh giá thoát vị đĩa đệm.
Các xét nghiệm khác
Ngoài ra có thể đo điện cơ để phát hiện tổn thương các rễ thần kinh
Các xét nghiệm về máu ít thay đổi trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Chế độ luyện tập, sinh hoạt
Có nhiều bài tập được thiết kế riêng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, một chế độ tập luyện vừa phải và tuân thủ nghiêm ngặt giúp cải thiện triệu chứng đáng kể và đẩy nhanh quá trình phục hồi khi kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác.
Những bài tập được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như: đi bộ, yoga, các bài tập nhẹ nhàng với cột sống
Châm cứu: là phương pháp cổ truyền giúp xoa dịu các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra
Vật lý trị liệu gồm:
- Các bài tập vận động thụ động, chủ động, kéo dãn cột sống, massage được thực hiện bởi nhân viên y tế
- Ngoài ra các biện pháp như điện xung, parafin, hồng ngoại, từ trường, sóng siêu âm, chiropratic cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm tuỳ từng giai đoạn của bệnh
Các phương pháp điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau theo bậc thang của WHO
Parcetamol, NSAID liều thấp, morphin yếu, morphin mạnh giúp giảm các triệu chứng nhanh, đưa lại sự thoái máu trong thời gian ngắn nhưng không chữa được dứt điểm căn nguyên của bệnh.
Sử dụng các thốc giảm đau NSAID
Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm …
Có tác dụng làm giãn các cơ quanh cột sống giúp cột sống được thư giãn góp phần giảm đau và tạo điều kiện cho cột sống được bình phục tốt hơn.
Các thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam, pirocecam ….
Các thuốc chống viêm có tác dụng giảm sưng giảm đau từ đó giúp giảm triệu chứng trong đợt cấp của bệnh.
Tiêm corticoid tại chỗ: được áp dụng cho người bệnh có tình trạng từ trung bình đến nặng, corticoid sẽ được tiêm vào vùng đĩa đệm bị tổn thương giúp giảm sưng nề, giảm chèn ép và giảm đau cho bệnh nhân
Các phương pháp điều trị ngoại khoa
Được chỉ định khi điều trị nội khoa không có kết quả, có các biến chứng nặng nề của chèn ép rễ thần kinh như liệt, rối loạn cơ tròn,..
Các cuộc phẫu thuật nhằm mục đích giải phóng sự chèn ép thần kinh, duy trì được tình trạng vững của cột sống thông qua việc cắt bỏ khối thoát vị, cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm bị tổn thương hay cắt đĩa đệm kết hợp hàn 2 đốt kế cận, thay đĩa đệm nhân tạo …
Phẫu thuật có thể được tiến hành theo các phương pháp:
- Mổ mở cho tỷ lệ thành công cao
- Mổ mở ít xâm lấn bằng sóng cao tần, lấy đĩa đệm qua da, qua nội soi …
- Phẫu thuật kết hợp hàn xương và cố định cột sống.
Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật đạt được kết quả tốt với hết các triệu chứng đau rối loạn cảm giác, cải thiện được tình trạng vận động.
Làm gì để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
- Giữ lưng thẳng khi đứng hay ngồi
- Không cúi người để bê vật nặng, hạn chế vác vật nặng lên vai
- Tập thể dục thường xuyên
- Kiểm soát cân nặng
- Bỏ thuốc lá
- Nằm ngủ đúng tư thể giúp bảo vệ cột sống