Top các biến chứng của bệnh tiểu đường phổ biến và nguy hiểm 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mắc. Nếu không được kiểm soát và có biện pháp ngăn ngừa từ sớm, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều hệ quả nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Những biến chứng của bệnh đái tháo đường

Các biến chứng cấp tính của đái tháo đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường type 1

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, kèm theo các tình trạng bệnh lý làm giảm uống nước. Lúc này người bệnh rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau từ lơ mơ, mất ý thức đến hôn mê. Biểu hiện của mất nước nặng như da khô, mạch nhanh, huyết áp tụt…

Hôn mê do nhiễm toan ceton

Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường sản sinh quá hiểu acid trong máu (còn gọi là ceton). Nhiễm toan ceton xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng trong quá trình chuyển hóa protid, lipid, carbohydrate. Đây là một cấp cứu y tế cần được theo dõi tại bệnh viện vì có nguy cơ dẫn đến hôn mê, phù não, thậm chí là tử vong

Hôn mê do toan acid lactic

Khi điều trị đái tháo đường tuýp 2 thì Metformin rất hay được sử dụng. Tuy nhiên loại thuốc này có chống chỉ định với bệnh nhân suy thận vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic và có thể dẫn tới tử vong. Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như thở nhanh, vã mồ hôi nhiều, da lạnh, buồn nôn, nôn…

Hạ đường huyết

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường thường xảy ra do có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường trong máu. Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường điều trị bằng tiêm insulin, một số ít trường hợp dùng điều trị bằng thuốc cũng có thể gặp phải. Dấu hiệu cảnh báo người tiểu đường hạ đường huyết bao gồm: chân tay run, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim nhanh,…

Xem thêm: Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào?

Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Biến chứng mạn tính ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch máu

Biến chứng mạch máu nhỏ

Thường gây ra các bệnh lý liên quan đến mắt, thận. Cụ thể:

Mắt

Các biến chứng tiểu đường tại mắt thường gặp bao gồm: tăng nhãn áp, bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ mù lòa. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm năng suất lao động. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường khi thấy bất kì sự thay đổi bất thường nào tại mắt cần phải đến ngay các cơ sở y tế thăm khám để được khắc phục kịp thời.

Thận

Biến chứng trên thận ở người tiểu đường còn được gọi là bệnh thận đái tháo đường. Tình trạng này xảy ra là do lượng đường máu tăng quá cao, lâu ngày không được kiểm soát sẽ hủy hoại các vi mạch máu trong thận, làm tổn thương cầu thận khiến cho chức năng lọc tại cầu thận bị ảnh hưởng, dẫn đến suy thận.

Biến chứng mạch máu lớn

Bệnh mạch máu não

Nhồi máu não, đặc biệt là nhồi máu ổ khuyết gặp nhiều hơn xuất huyết não. Các triệu chứng hay gặp như liệt nửa người, liệt mặt, rối loạn cảm giác, rối loạn ý thức….

Bệnh mạch vành

Tổn thương động mạch vành có thể gặp ở bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi với các triệu chứng không điển hình, các biểu hiện của cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Bệnh mạch máu ngoại vi

Các mạch máu ở chân bị tắc, hẹp do các mảng xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến các chi, đặc biệt là bàn chân, gây nên các bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Trường hợp xấu nhất có thể phải cắt cụt chi, đoạn chi.

Biến chứng trên thần kinh

Biến chứng thần kinh tiểu đường là biến chứng mà người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng nhất. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương các sợi thần kinh trong cơ thể.

Viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Tổn thương đối xứng hai bên cơ thể  với các biểu hiện như: Tê bì, dị cảm, mất cảm giác (đau, nóng, lạnh..), đau buốt, đau tăng lên về đêm..

Viêm đơn dây thần kinh

Tình trạng chỉ tổn thương một dây thần kinh hoặc là thần kinh sọ não hoặc thần kinh chi phối cảm giác ở tay và chân. Bệnh nhân xuất hiện đột ngột với các triệu chứng liệt cổ tay, liệt bàn chân, hội chứng ống cổ tay…

Bệnh lý thần kinh tự động

Biểu hiện trên nhiều hệ cơ quan như: tiêu hoá, tim mạch, tiết niệu…Vì vậy có thể gây ra liệt dạ dày, liệt thực quản, đờ bàng quang, tiểu không hết bãi, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, suy tim

Biến chứng nhiễm khuẩn

Chắc hẳn những vết loét trên cơ thể bệnh nhân tiểu đường đã không còn xa lạ với nhiều người. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là bởi nồng độ trong máu tăng cao chính là môi trường ưa thích của các loại vi khuẩn. Do đó, chỉ cần một vết xước nhỏ trên cơ thể người bệnh thôi cũng đã tạo nên điều kiện sống lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi. Kèm theo đó là hiện tượng rối loạn thần kinh cảm giác khiến người tiểu đường khó cảm nhận được các tổn thương ngoài da. Cộng gộp những vấn đề trên đã khiến cho các vết loét nhỏ trên cơ thể bệnh nhân ngày càng trở nặng, thậm chí tạo thành những ổ nhiễm trùng khó hồi phục, dẫn đến hoại tử.

Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân do tiểu đường

Biến chứng bàn chân do tiểu đường

Đây là biến chứng hay gặp nhất và là nguyên nhân cắt cụt chi và tử vong cao ở người đái tháo đường. Trong bệnh lý này, vai trò của biến chứng thần kinh ngoại biên, mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng luôn gắn bó mật thiết. Tổn thương bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác. Vì vậy bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến dấu hiệu này.Kiểm tra bàn chân thường xuyên là cách hữu hiện nhất để phòng ngừa, phát hiện bệnh lý bàn chân đái tháo đường.

Phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường như thế nào?

Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất là tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Uống thuốc đúng giờ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi loại thuốc hay liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Chế độ ăn uống cho người tiểu đường phải có kiểm soát nghiêm ngặt, giảm carbonhydrate, hạn chế muối, chất béo xấu (mỡ động vật), chất đạm (từ thịt đỏ, trứng, sữa,…). Tích cực bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan, giàu vitamin và khoáng chất. Chia nhỏ thành các bữa chính-phụ trong ngày, bữa phụ nên bổ sung nhiều hoa quả như bưởi, táo, cam, thanh long,…

Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cần tích cực luyện tập thể dục. Các nghiên cứu chứng minh, việc tập luyện thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giúp giảm đường huyết, tăng tiết insulin rất hiệu quả. Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn cho mình những môn thể thao phù hợp như: đi bộ, bơi lội, thiền, yoga,…

Thuốc và dược liệu có tác dụng trong điều trị tiểu đường

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận