Trẻ bị khản tiếng: những điều ba mẹ nên biết
Trẻ bị khản tiếng thường đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc liên tục. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng và không biết giải quyết thế nào bởi trẻ bị khản tiếng lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Để giúp phụ huynh có thêm thông tin và kinh nghiệm xử trí khi trẻ bị khản tiếng, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viêt
1. Trẻ bị khản tiếng có sao không? Có nguy hiểm không?
Khản tiếng ở trẻ là tình trạng trẻ khóc ra âm thanh không còn trong trẻo như ngày thường mà khàn khàn, yếu ớt, lạc tiếng và quấy khóc liên tục.
Trẻ bị khản tiếng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản,… Thanh quản là chỗ hẹp nhất của đường thở cũng là cơ quan phát ra âm thanh. Nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm sẽ dẫn đến phù nề, hẹp hoặc tắc đường thở dẫn đến khó thở, giảm cung cấp oxy lên não. Điều này có thể gây tổn thương cho não, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị khản tiếng, viêm sưng vùng hầu họng cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
- Trẻ khản tiếng có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trẻ bị khản tiếng
Có nhiều nguyên nhân gây khản tiếng ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Trẻ la hét, khóc quá nhiều: Dây thanh quản phải làm việc liên tục với cường độ quá lớn sẽ bị căng lên, tổn thương. Lâu ngày có thể gây viêm thanh quản hoặc xuất huyết thanh quản. Bên cạnh khản tiếng trẻ có thể xuất hiện sưng đỏ vùng họng, quấy khóc liên tục.
– Viêm thanh quản: Viêm thanh quản là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ. Khi trẻ bị viêm thanh quản thường có dấu hiệu ho, khản tiếng, thở rít khi khóc. Nếu không phát hiện sớm có thể gây hẹp, tắc đường thở làm giảm cung cấp oxy lên não.
– Trẻ có đờm trong mũi và cổ họng: Đờm nhiều gây kích thích niêm mạc mũi họng gây ra khản tiếng, thở khò khè, nước mũi thò lò.
– Trẻ bị ho: Trẻ ho liên tục có thể gây kích ứng dây thanh âm gây khản tiếng.
– Trẻ bị dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá,… khiến hệ hô hấp của trẻ bị kích ứng. Khi đó, trẻ thường có các dấu hiệu khản tiếng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sưng đau vùng hầu họng.
– Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ. Nếu không điều chỉnh trong thời gian dài, acid dạ dày có thể khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc thực quản, viêm thực quản, viêm phổi,… từ đó dẫn tới khản tiếng. Đặc điểm rõ rệt nhất của tình trạng này là trẻ trớ sau khi bú.
- Nên làm gì khi bé bị khản tiếng?
3. Bé ho khản tiếng phải làm sao?
Ngay từ khi phát hiện bé ho khản tiếng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu có bệnh lý. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số phương pháp khắc phục tình trạng ho khản tiếng cho trẻ sau đây:
- Hạn chế tối đa việc khóc: Bé khóc nhiều sẽ càng khiến cổ họng bị tổn thương nặng nề thêm. Khi thấy trẻ quấy khóc, cha mẹ hãy dỗ dành, bế trẻ vào lòng, nói chuyện, chơi với trẻ để hạn chế việc bé khóc nhiều.
- Cho bé bú nhiều lần: Tăng lần bú để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ. Trong sữa mẹ có hàm lượng kháng thể rất lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các yếu tố gây ho và khản tiếng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn no quá mức, dễ gây nôn trớ.
- Nếu bé ho có đờm: Thông đờm cho trẻ bằng thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý. Cổ họng được làm sạch sẽ giúp bé giảm hiện tượng khản tiếng.
- Tránh xa các chất gây dị ứng, kích thích nếu biết chính xác. Hạn chế hút thuốc hoặc đưa bé đến nơi có khói thuốc lá.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Đảm bảo độ ẩm trong phòng giúp trẻ không bị khô cổ họng, ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp và dây thanh âm.
- Tránh để trẻ bị lạnh: Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc quạt thẳng vào mặt bé dễ gây ra các bệnh lý đường hô hấp.
- Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ thường xuyên: Giúp hạn chế vi khuẩn tấn công.
- Mẹ bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.
- Theo dõi sức khỏe bé mỗi ngày: Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm
4. Trẻ bị khản tiếng uống thuốc gì?
Để biết chính xác trẻ bị khàn tiếng uống thuốc gì, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc trị khản tiếng bác sĩ có thể kê:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm beta lactam, nhóm macrolid có tác dụng trị khản tiếng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Corticoid: Là thuốc kháng viêm mạnh mẽ, giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm gây khàn tiếng.
- Histamin: Nhóm thuốc chống dị ứng, thường được sử dụng trong điều trị khản tiếng có nguyên nhân dị ứng.
- Thuốc hạ sốt: Chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị khản tiếng có kèm theo sốt.
- Thuốc trị ho: Dùng trong trường hợp trẻ bị khản tiếng kèm theo ho.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị khản tiếng. Hãy theo dõi kỹ các biểu hiện của bé, nếu trẻ khản tiếng lâu ngày không hết hoặc có thêm các cơn ho, hít thở nặng nề cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Xem thêm
Bé bị khản tiếng không ho có nguy hiểm không?
BS. Vũ Thị Anh Đào
Cốm Tiêu Khiết Thanh – sản phẩm dành cho trẻ bị khản tiếng
Hiện nay, một giải pháp đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để cải thiện khản tiếng cho trẻ là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh. Không chỉ giảm khản tiếng, giảm ho, tiêu đờm và giảm sưng đau họng nhanh chóng, cốm Tiêu Khiết Thanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó, sản phẩm giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả, đề phòng khản tiếng tái phát.
Cốm Tiêu Khiết Thanh là dạng bào chế mới, kế thừa những ưu điểm vượt trội của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh viên nén ra đời năm 2010 và được bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất khác.
- Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sưng đau họng và khản tiếng cho trẻ
Hướng dẫn sử dụng:
Trẻ em 1–2 tuổi: Uống 1 gói/ngày.
Trẻ 2–5 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 1 gói.
Trẻ 5-12 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 2 gói.
Trẻ lớn hơn 12 tuổi và người lớn: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 gói.
Cách pha: Pha gói cốm với khoảng 20-30ml nước ấm. Khuấy đều và sử dụng. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt.
Để tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể đọc những câu hỏi thường gặp về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh dành cho người bị khản tiếng, hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài: 024.38461530 – 028.62647169.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.