Trẻ đi phân sống: Nguyên nhân và cách khắc phục

Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:
Chuyên khoa:

Trong quá trình chăm sóc con trẻ, chắc hẳn không ít lần các bậc cha mẹ đã bối rối và lo lắng khi gặp phải tình trạng em bé của mình đi ngoài phân sống. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu xem việc trẻ đi phân sống có đáng lo ngại hay không và cần phải làm những gì khi em bé của bạn gặp phải vấn đề này.

1. Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đi phân sống.

Sau khi được đưa vào cơ thể, thức ăn sẽ được các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa hấp thu, chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thành phần cặn bã còn lại sẽ được đào thải ra ngoài dưới dạng phân.

Quá trình này sẽ có sự tham gia của các enzym tiêu hóa (enzym thủy phân tinh bột, enzym phân giải protein, enzym phân hủy chất béo,…) và các lợi khuẩn tồn tại trong hệ thống ống tiêu hóa (dạ dày, ruột non, ruột già).

Khi tình trạng thiếu hụt các enzym tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột xảy ra. Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị rối loạn và hậu quả là trẻ đi phân sống. Hiểu đơn giản là ăn thức ăn gì thì sẽ đi ngoài ra chính loại thức ăn đó. Phân sẽ có màu ngả vàng – xanh, mùi chua, nát, không thành khuôn, nhìn rõ được mẩu vụn thức ăn chưa tiêu hóa.  

Đi ngoài phân sống là một rối loạn tiêu hoá hay gặp ở trẻ

Đi ngoài phân sống là một rối loạn tiêu hoá hay gặp ở trẻ

Xem thêm: Những cách chữa tiêu chảy hiệu quả ngay tức thì

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi phân sống:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi phân sống, trong đó thường gặp nhất là: 

2.1 Trẻ đi phân sống do chế độ ăn uống không hợp lý.

Con lớn nhanh, bụ bẫm, ít bệnh là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Vì thế nhiều người đã vô tình cho con ăn nhiều, vượt quá nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà không hề hay biết. Cùng với đó là chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu sự cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng (thừa chất đạm, chất béo, ít chất xơ và vitamin) là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ đi ngoài phân sống.

Sự mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ  đi phân sống

Sự mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ  đi phân sống

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc cho ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa kịp hoàn thiện làm chúng dễ bị tổn thương, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân sống.

Xem thêm: Lưu ý khi dùng Smecta trong điều trị tiêu chảy

2.2 Do các bệnh lý gây ra

Khi các cơ quan của hệ tiêu hóa bị mắc bệnh, ví dụ như: viêm ruột, lồng ruột, viêm tụy, teo đường mật bẩm sinh,… trẻ sẽ có nguy cơ gặp tình trạng đi ngoài phân sống.

Một nguyên nhân khác gây đi ngoài phân sống vốn hậu quả của việc điều trị các bệnh lý ở trẻ, không gì khác chính là tình trạng loạn khuẩn đường ruột khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Sở dĩ như vậy do kháng sinh đã tiêu diệt cả vi khuẩn gây hại lẫn vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột đã làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.3 Do các nguyên nhân khác:

Hội chứng không dung nạp Lactose do thiếu hụt enzym Lactase cũng là một nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ đi phân sống. Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ không có khả năng tiêu hóa Lactose, một loại đường có trong sữa mẹ và các chế phẩm từ sữa.

Quá trình tiêu hoá bình thường và trường hợp không dung nạp Lactose

Quá trình tiêu hoá bình thường và trường hợp không dung nạp Lactose

Một nguyên nhân khác dẫn tới trẻ đi phân sống thường ít được nghĩ đến đó chính là việc môi trường sống mất vệ sinh. Lúc này hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ sẽ phải chống chọi với nhiều tác nhân gây bệnh, do đó tăng tỉ lệ bị ốm, tăng tỉ lệ phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Vì vậy cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống.

Xem thêm: Cách sử dụng Smecta để điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em

3. Trẻ sẽ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng trẻ đi ngoài phân sống phụ thuộc vào tần suất đi ngoài, các biểu hiện kèm theo và cân nặng của trẻ

Nếu trẻ đi ngoài chỉ từ 1 đến 3 lần trong ngày với phân rắn, lợn cợn thì không đáng lo. Việc cần làm chăm sóc, có chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tự đào thải các độc tố và chất dư thừa còn tồn tại trong đường ruột.

Trong trường hợp trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn có xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống nhưng cân nặng của trẻ vẫn đạt tiêu chuẩn thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Sau vài tháng trẻ sẽ tự hết tình trạng này. Trong trường hợp trẻ dùng sữa công thức, thì nên thay đổi sang loại sữa khác để xem tình trạng này còn tồn tại hay không. 

Nếu trẻ đi ngoài phân sống nhiều lần trong ngày kèm theo tiêu chảy mất nước thì cần được theo dõi sát, bổ sung nước và điện giải. Khi gặp trường hợp này, một số cha mẹ cho bé sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm vì làm cho chất dư thừa không được tống ra ngoài, tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh lý khác như viêm đường tiêu hóa, tắc ruột.

Xem thêm: Bị tiêu chảy uống thuốc gì? Smecta thuốc trị tiêu chảy hiệu quả

4. Cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân sống:

4.1 Phát hiện và loại bỏ nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Nên phát hiện càng sớm càng tốt tình trạng trẻ đi ngoài phân sống để có những điều chỉnh phù hợp, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà cần làm những việc khác nhau:

– Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: nguyên nhân do mẹ ăn uống chưa hợp lý. Lúc này mẹ không nên ăn quá nhiều chất đạm, chất béo; hạn chế đồ ăn tanh, lạnh, đồ cay nóng. Cần tăng cường rau củ quả trong bữa ăn để bổ sung chất xơ và vitamin, ăn thêm sữa chua hoặc men vi sinh, uống nhiều nước và đặc biệt là phải nghỉ ngơi hợp lý để có một tinh thần thoải mái.

– Trẻ đang bú sữa công thức: nếu trẻ mắc hội chứng không dung nạp Lactose thì cần sử dụng các loại sữa có lượng đường Lactose thấp, sữa Freelactose. 

Sữa không có Lactose

                          Sữa không có Lactose

– Trẻ đang ăn dặm: cần xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn cân đối các thành phần dinh dưỡng, không nên cho ăn quá nhiều chất đạm và chất béo. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Uống nhiều nước, có thể sử dụng nước ép hoa quả để bổ sung thêm các vitamin cần thiết. Hạn chế các loại bánh kẹo, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Xem thêm: Smecta – Thuốc điều trị tiêu chảy tốt nhất mang lại hiệu quả tức thì

4.2 Nên uống gì khi trẻ đi ngoài phân sống

Các bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống các loại men tiêu hóa như men tiêu tinh bột, tiêu đạm, tiêu chất béo ( ví dụ là men alpha amylase kết hợp papain, pepsin, trypsin) để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Loại men này chỉ nên sử dụng dưới 10 ngày để tránh tình trạng ức chế việc bài tiết các men tiêu hóa của cơ thể trẻ.

Đối với trẻ sử dụng kháng sinh kéo dài gây đi ngoài phân sống do loạn khuẩn đường ruột có thể cho trẻ uống các loại men vi sinh, sữa chua để bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa từ đó làm giảm triệu chứng.

Xem thêm tại https://thaythuocvietnam.vn/

Bs Nguyễn Việt Hưng

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận