Trí nhớ kém ở người trẻ và cách khắc phục!
Hay quên ở người trẻ là một triệu chứng ngày càng phổ biến hiện nay. Liệu bạn có tự hỏi liệu trí nhớ của mình bị suy giảm là bình thường hay nó là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây trí nhớ kém ở người trẻ tuổi và cách khắc phục qua thông tin dưới đây nhé!
Nội dung bài viêt
1. Tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ là như thế nào?
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi là tình trạng hay quên bất thường. Bạn không thể nhớ được các sự kiện mới xảy ra, sự kiện xảy ra trong quá khứ hoặc cả hai. Đây được hiểu là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng ghi nhớ, là hậu quả do tổn thương khu vực lưu trữ trí nhớ ở bán cầu não hoặc quá trình truyền tải thông tin về vỏ não bị ngưng trệ.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
Theo các chuyên gia suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể là giai đoạn đầu của tình trạng mất trí hoặc mất khả năng nhận thức (chẳng hạn như về ngôn ngữ hoặc không gian).
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng trí nhớ suy kém ở người trẻ
Một số dấu hiệu có thể gợi ý cho bạn biết liệu mình có mắc suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi hay không:
- Hay quên hoặc khó ghi nhớ một thông tin, sự kiện
- Gặp khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ hoặc giao tiếp như khó nhớ tên người,…
- Khó tập trung trong công việc, khi đưa ra các quyết định, lập kế hoạch hoặc việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn hơn.
- Nhầm lẫn về các mốc thời gian, địa điểm
- Thay đổi tâm trạng, dễ cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã…
- Làm một việc gì đó lặp đi lặp lại
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi khiến người bệnh khó tập chung trong công việc
3. Các nguyên nhân khiến người trẻ gặp tình trạng trí nhớ suy kém
3.1. Quá trình hình thành của các gốc tự do trong cơ thể
Gốc tự do trong cơ thể giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên nếu các gốc tự do hình thành quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan giữa sự hình thành các gốc tự do với sự hình thành bệnh lý thần kinh như suy giảm trí nhớ.
Màng tế bào thần kinh có bản chất là phospholipid. Phần lipid gồm các acid béo chưa bão hòa là “miếng mồi” để các gốc tự do tấn công. Chúng có thể làm tổn thương màng tế bào và khiến khả năng dẫn truyền thần kinh qua xinap bị rối loạn. Bên cạnh đó chúng còn tác động vào các ty thể làm tế bào bị bỏ “đói”. Hậu quả các gốc tự do làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào dẫn đến suy giảm trí nhớ.
3.2. Giấc ngủ bị rối loạn
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng rối loạn giấc ngủ có thể tăng nguy cơ mắc chứng bệnh hay quên ở người trẻ. Cụ thể ở những người ngủ không hiệu quả, thường xuyên thức giấc, có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 24% so với người bình thường.
Nguyên nhân được nghĩ đến có thể do khi chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất trong não, lâu dần có thể mất các tế bào thần kinh. Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây teo các khu vực quan trọng ở vùng quan trọng của não, chẳng hạn như đồi hải mã – đây là cấu trúc quan trọng của não bộ, có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, gợi lại trí nhớ về cảm xúc và nhận thức.
Rối loạn giấc ngủ có thể gây triệu chứng hay quên ở người trẻ
3.3. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Một số thực phẩm có thể là kẻ thù của não bộ, khi sử dụng thường xuyên có thể gây hại cho các tế bào não và gây các triệu chứng suy giảm trí nhớ. Các thực phẩm làm giảm suy trí nhớ nhanh chóng như: đồ ăn chứa nhiều cholesterol, đồ ăn nhiều muối, nước uống có ga, các thực phẩm chiên rán…
Bên cạnh đó chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu các yếu tố vi lượng, vitamin đặc biệt là vitamin b1 có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người.
3.4. Stress và căng thẳng kéo dài
Stress và căng thẳng kéo dài làm suy giảm trí nhớ
Stress và căng thẳng kéo dài có thể tác động đến trung tâm thần kinh làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn chịu căng thẳng quá mức trong thời gian dài có thể bị mất trí nhớ và teo não trước năm 50 tuổi.
3.5. Ảnh hưởng của bệnh lý
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi có thể xuất hiện thoáng qua (sau khi gặp chấn thương sọ não), sau khi xảy ra một biến cố sức khỏe nghiêm trọng (viêm não, thiếu máu cục bộ, suy giảm tuần hoàn não…) hoặc cũng có thể là biểu hiện tiến triển trong bệnh sa sút trí tuệ do bệnh thoái hóa, như bệnh Alzheimer.
4. Cách khắc phục tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ mỗi người. Vì thế, bất kỳ ai cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với thể trạng nhằm khắc phục tình trạng hay quên ở người trẻ :
- Đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết: ăn đủ lượng tinh bột mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm giàu đạm, bổ sung nhiều rau củ và trái cây, bổ sung các chất béo tốt…
- Hạn chế các thực phẩm có thể làm suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi như: thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia…
4.2. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng là một biện pháp giúp khắc phục trí nhớ kém ở người trẻ tuổi:
- Ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, tập ngủ và thức dậy đúng giờ
- Cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh để cơ thể rơi vào stress và căng thẳng kéo dài
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem tivi,…
4.3. Tập thể dục
Yoga là một trong những loại hình giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ của bạn
Tập thể dục được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sự tập trung, cải thiện trí nhớ, tăng cường lưu thông máu và giúp người bệnh ngủ ngon hơn
Một số bài tập dễ thực hiện có thể áp dụng tại nhà như đi bộ, tập yoga, các bài tập thể dục nhịp điệu… giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ ở người trẻ tuổi hiệu quả.
4.4. Thăm khám và điều trị thường xuyên
Người trẻ tuổi có biểu hiện suy giảm trí nhớ cần chủ động đến khám, kiểm tra để phát hiện, chữa trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Việc thăm khám nên thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa uy tín và thực hiện tối thiểu mỗi năm 1 lần.
Nguyễn Thị Thu Hiền