Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh Zona thần kinh ở mắt

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh lý nhiễm trùng da do Varicella-Zoster Virus gây ra, hình thành các ban, mụn nước trên cơ thể, khuôn mặt. Có tới 10-20% bệnh nhân bị Zona thần kinh ở mắt. Bệnh Zona ở mắt có thể để lại sẹo, giảm thị lực, và gây một số vấn đề sức khỏe khác. Trường hợp nặng nề có thể dẫn tới biến chứng mù lòa nếu không được can thiệp điều trị sớm. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh Zona thần kinh mắt là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh Zona thần kinh mắt như thế nào?

1. Zona thần kinh ở mắt và nguyên nhân

Như đã được nhắc đến ở trên, Zona thần kinh gây ra bởi Varicella- Zoster Virus (loại vius gây bệnh thủy đậu ở người), và chỉ xuất hiện ở người từng bị nhiễm Virus. Virus tồn tại trong rễ hạch thần kinh, là loại virus hướng da thần kinh, và có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi. Chúng tấn công gây tổn thương các dây thần kinh xung quanh gây nên tình trạng đau dây thần kinh, nổi mụn nước trên da khu vực dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đa phần bệnh nhân mắc bệnh Zona đều là bệnh nhân lớn tuổi( trên 50 tuổi) do có hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh có khả năng tái phát hoặc kéo dài nếu không được điều trị sớm hoặc ngăn ngừa.

Bệnh Zona thần kinh ở mắt, các tổn thương có thể chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, trong mắt hoặc xuất hiện đồng thời ở các bộ phận khác của cơ thể như: tai, môi, má, thắt lưng, lồng ngực,…Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân giống với bệnh cảm cúm như mệt mỏi, sốt, đau nhức,…

Các tổn thương có thể chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, trong mắt hoặc xuất hiện đồng thời ở các bộ phận khác của cơ thể như: tai, môi, má, thắt lưng, lồng ngực,…

Bệnh Zona thần kinh ở mắt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là biến chứng sẹo và giảm thị lực.

Ở trẻ sơ sinh, có một thể Zona thần kinh hiếm gặp đó là thể do Virus Herpes simplex type 2 gây bệnh viêm giác mạc. Triệu chứng bệnh tương tự các thể Zona thần kinh mắt khác. Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan sang vùng khác của cơ thể mà không khú trú tại một vùng. Đồng thời, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém, virus hoạt động mạnh khó tiêu diệt nên cần thuốc điều trị hỗ trợ để ngăn ngừa biến chứng.

2. Dấu hiệu nhận biết Zona thần kinh ở mắt

Tương tự bệnh Zona, bệnh Zona thần kinh mắt cũng nổi ban đỏ, mụn nước và có các triệu chứng toàn thân như: sốt, mệt mỏi, đau mình mấy,…      

Biểu hiện khi mắt bị zona thần kinhCác ban đỏ và mụn nước trên da bệnh nhân Zona thần kinh mắt

Dấu hiệu dễ nhận biết Zona thần kinh ở mắt:

  • Xuất hiện các ban đỏ, phồng rộp trên mí mắt, có thể lan ra các khu vực khác của khuôn mặt như quanh mắt, trán, một bên mũi,.. Sau đó các bạn này phát triển thành mụn nước.
  • Mụn nước nhỏ li ti, có dịch trắng trong sau đó đục dần rồi vỡ ra.
  • Các triệu chứng kèm theo: chảy nước mắt, đau rát mắt, nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, sưng mí mắt, đỏ xung quanh mắt và trong mắt, sưng giác mạc và võng mạc.

3. Điều trị Zona thần kinh ở mắt như thế nào?

Zona thần kinh ở mắt thường tiến triển trong vòng 1-2 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ thoái lui và tự động biến mất hoàn toàn khi hệ miễn dịch cơ thể ức chế được virus. Khi đó, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô dần và đóng vảy, có thể có hoặc không để lại sẹo. Các sẹo trên mặt sẽ khiến bệnh nhân thấy tự ti vì mất thẩm mỹ. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm, các triệu chứng sẽ tiến triển nặng nề hơn, bệnh lâu lành hơn và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn.

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh Zona thần kinh nói chung hay bệnh Zona thần kinh ở mắt nói riêng đều nên được thực hiện bởi các nhân viên y tế và các chuyên gia có thẩm quyền, và cần được thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép.

Bệnh được điều trị bằng các thuốc kháng virus. Một số loại thuốc kháng virus hiệu quả để điều trị bệnh Zona thần kinh mắt như Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,… Thuốc có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng, giảm đau, làm lành nhanh các tổn thương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thuốc đạt hiệu quả tốt hơn và cải thiện các biến chứng về sau của bệnh Zona thần kinh mắt khi sử dụng trong vòng 3 ngày kể từ khi xuất hiện ban đỏ đầu tiên.

Điều trị Zona thần kinh mắt bằng các thuốc kháng virus

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc chống viêm Steroid để làm giảm các triệu chứng sưng, viêm ở mắt.

Ở một số bệnh nhân mắc bệnh Zona thần kinh mắt có biến chứng đau thần kinh sau Zona. Triệu chứng đau có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng do dây thần kinh tổn thương cần thời gian để phục hồi. Đau sau Zona thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi và tự hồi phục sau một thời gian, không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, an thần và các thuốc có công dụng bổ trợ sự hồi phục của các tổn thương ở dây thần kinh để giảm triệu chứng đau và thời gian đau.

Mắt là một cơ quan nhạy cảm và đảm nhận chức năng quan trọng. Bệnh nhân mắc bệnh Zona thần kinh mắt nếu không được điều trị sớm và đúng cách rất dễ gây nhiều biến chứng nặng nề như loét giác mạc, sẹo giác mạc làm giảm thị lực hoặc nặng hơn là tăng áp lực nội nhãn dẫn đến bệnh Glocom, hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn tới mù lòa.

4. Làm gì để ngăn ngừa Zona thần kinh ở mắt?

Tiêm vaccin thủy đậu là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất bệnh thủy đậu, Zona thần kinh nói chung và Zona thần kinh ở mắt nói riêng. Đặc biệt với các đối tượng lớn tuổi ( trên 50 tuổi).

Việc phòng ngừa bằng tiêm chủng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona lên tới 50% và làm giảm các biến chứng thần kinh sau Zona do dây thần kinh bị tổn thương lên tới 66%.

Ngoài ra, việc tập luyện, rèn luyện sức khỏe, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giảm stress cũng là một các phòng bệnh Zona hiệu quả bởi có thể giúp nâng cao sức đề kháng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch

Bên cạnh việc phòng ngừa, người bệnh Zona thần kinh mắt cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc gần với mọi người, đặc biệt là người chưa từng bị bệnh thủy đậu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người có sức khỏe yếu để ngăn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Giai đoạn phồng rộp mụn nước là giai đoạn dễ lây bệnh nhất.
  • Không gãi, chà xát các mụn, ban hoặc dụi mắt để tránh lây lan sang vùng khác, tăng tổn thương tại chỗ và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với vùng tổn thương, ban đỏ, mụn nước.
  • Để mắt nghỉ ngơi, hạn mắt làm việc nhiều, tiếp xúc với ánh sáng quá gắt hay tiếp xúc thiết bị điện  tử quá lâu.

BS Hà Thị Linh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận