Triệu chứng rối loạn tiền đình – Nhận biết sớm, chữa kịp thời
Rối loạn tiền đình với triệu chứng đặc trưng là chóng mặt, hoa mắt, ù tai… nhưng lại dễ nhầm lẫn với các cơn chóng mặt thông thường. Không ít bệnh nhân đã chủ quan, đi khám muộn hay tự ý dùng thuốc sai cách khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
Nội dung bài viêt
1. Triệu chứng rối loạn tiền đình
- Chóng mặt: Đây là triệu chứng mà hầu hết bệnh nhân rối loạn tiền đình đều gặp phải. Ban đầu, các biểu hiện có thể thoáng qua. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tần suất và mức độ xuất hiện các cơn chóng mặt sẽ tăng lên.
- Mất thăng bằng: người bệnh quay cuồng, lảo đảo, đi đứng không vững, tầm nhìn bị xáo trộn, có ảo giác.
- Rối loạn thị giác, thính giác (nghe thấy âm thanh lạ trong tai: tiếng gầm, tiếng rít, huýt sáo, tiếng vo ve, tiếng nhạc du dương…)
- Tâm lý, nhận thức thay đổi (như thiếu tập trung, lo lắng, lười biếng, tìm kiếm sự chú ý)
- Buồn nôn, thường có các rối loạn vận mạch kèm theo như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.
- Hình ảnh: Chóng mặt – Triệu chứng rối loạn tiền đình đặc trưng (Internet)
2. Phân biệt rối loạn tiền đình trung ương và ngoại biên
Rối loạn tiền đình trung ương
- Nguyên nhân: do thiếu máu não, u thân não, áp xe não, khối máu tụ vùng hố sau, xơ vữa động mạch đến nuôi não,…
- Triệu chứng rối loạn tiền đình trung ương: thường có biểu hiện giống với thiểu năng (rối loạn) tuần hoàn não. Người bệnh thường đi đứng khó khăn. Chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột. Thỉnh thoảng kèm theo nôn, ói.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
- Nguyên nhân:
- Bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh nhóm aminosid, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư, thuốc giảm đau… dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình – ốc tai.
- Co thắt động mạch cột sống (thường gặp ở người làm việc văn phòng bật điều hòa liên tục, thường xuyên làm việc với máy tính, giữ nguyên một tư thế)
- Uống nhiều bia rượu
- Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên: chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh. Trong trường hợp nặng, có khả năng người bệnh còn không thể đi đứng được. Kèm theo nôn, ói nhiều. Giảm thính lực, cảm thấy mọi vật xung quanh mình luôn di chuyển. Ù tai. Đau đầu, mất tập trung, sợ ánh sáng,..
Ở mức độ nhẹ, các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng khi không được điều trị đúng và kịp thời, các dấu hiệu này sẽ nặng và kéo dài hơn. Gây suy kiệt về thể lực lẫn tinh thần, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, học tập và cuộc sống. Thậm chí rất nguy hiểm nếu thường xuyên phải đi lại.
Do xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, nên việc điều trị vì thế mà cũng khác nhau giữa hai nhóm bệnh này. Để xác định chính xác người bệnh cần đến khám chuyên khoa tai – mũi – họng và thần kinh. Cần hiểu đúng để điều trị đúng.
DS Thu Trang