Ung thư dạ dày, nên và không nên ăn gì?
Nhiều ý kiến cho rằng, người bệnh ung thư nếu ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Nhưng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó. Ngược lại, ở người bệnh ung thư khi thể trạng suy giảm, sụt cân, suy dinh dưỡng sẽ giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong.
Vì vậy, điều cơ bản trước tiên trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần điều trị thành công.
Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (được hầm nhừ, hoặc xay nát) để hệ tiêu hóa bớt phải hoạt động.
Nội dung bài viêt
Cách lựa chọn dinh dưỡng hợp lý
- Dinh dưỡng hợp lý giúp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả (ảnh internet)
1. Thực phẩm nên dùng
– Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa
– Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đa làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.
Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cá ngừ, hạt cải, hạt óc chó, đậu nành,…
– Tinh bột: Người bệnh Ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa mỳ, hạt lúa mạch… các loại củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…
– Rau quả: Các loại rau quả tươi đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao, hạn chế việc làm mất, giảm bớt lượng Vitamin trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản. Rau quả cung cấp rất nhiều lượng Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh.
2. Thực phẩm nên hạn chế
- Cần tránh các thực phẩm cay nóng, chứa chất kích thích (ảnh internet)
– Thực phẩm đóng hộp, hun khói.
– Thực phẩm nướng, rán ở nhiệt độ cao.
– Các loại quả chua như cóc, xoài, chanh,…
– Thực phẩm lên men dễ sinh hơi trong dạ dày như các loại dưa cà muối, hành…
– Gia vị cay nóng: như ớt, tỏi, tiêu… làm hư hại niêm mạc dạ dày.
– Đồ uống có chứa chất kích thích: rượu, bia, cà phê…
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư
– Không uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
– Tránh những thực phẩm quá khô cứng và nhiều chất xơ gây cản trở sự co bóp của dạ dày.
– Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn từ 4-6 bữa trở lên.
– Ăn chậm nhai kỹ, nghỉ ngơi tuyệt đối sau ăn.
BV Ung bướu Nghệ An