Ung thư vòm họng có chữa được không và những biến chứng nguy hiểm
Ung thư vòm họng là loại ung thư vùng đầu, cổ thường gặp nhất. Song các triệu chứng ở giai đoạn đầu lại không rõ rệt, khiến chúng ta thường nhầm lẫn và bỏ qua. Vì vậy mà có đến 70% số ca phát hiện khi bệnh đã muộn.
Nội dung bài viêt
1. Ung thư vòm họng và những biến chứng nguy hiểm
Ung thư vòm họng có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người khi không may mắc phải căn bệnh này. Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi rất khó phát hiện lại tiến triển rất nhanh.
Vậy ung thư vòm họng có chữa được không?
Khi được phát hiện và điều trị kịp thời bạn hoàn toàn có thể khắc phục được căn bệnh này. Với ung thư vòm họng giai đoạn sớm, xạ trị có thể chữa khỏi cho bệnh nhân với tỷ lệ lên đến 90%, kéo dài thêm thời gian sống trên 5 năm cho bệnh nhân.
- Hình ảnh: Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi khi được điều trị kịp thời (Internet)
Khi ung thư vòm họng đang trong giai đoạn tiến triển thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Ngoài xạ trị, bệnh nhân có thể phải kết hợp thêm cả phẫu thuật, nhưng tỷ lệ tái phát và khối u di căn vẫn tương đối cao. Còn khi bệnh đã ở giai đoạn muộn cần kết hợp hóa trị – xạ trị. Tuy vậy, phương pháp này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng của người bệnh. Quan trọng nhất, là lúc này bệnh nhân thường phải đối mặt thêm nhiều biến chứng nguy hiểm:
Ung thư di căn
Do vòm họng có cấu trúc mô hạch bạch huyết phong phú nên khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng rất dễ lây lan ra các khu vực xung quanh vùng cổ. Các hạch cứng ở cổ là vị trí di căn thường gặp nhất dù không có cảm giác đau đớn. Có nhiều bệnh nhân nổi hạch ở góc hàm trước khi có các triệu chứng kể trên.
- Hình ảnh: Cổ sưng, nổi hạch là triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng di căn (Internet)
Ngoài ra, khối u khi lan đến các khu vực lân cận còn có thể gây ra những biến chứng khác như:
- Liệt dây thần kinh sọ não: khi khối u lan vào nền sọ sẽ gây tổn thương các dây thần kinh sọ não. Các triệu chứng thường gặp như: lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc…
- Khi khối u to và lan sang các cơ quan như môi, miệng, hạch bạch huyết,… người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng: mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi đi kèm máu, đau đầu dữ dội, giảm thính lực, rối loạn thị giác…
- Ung thư vòm họng di căn xa ở xương, phổi, gan,… báo hiệu giai đoạn cuối của bệnh và lúc này rất khó khăn trong điều trị.
Hội chứng paraneoplastic
Hay còn gọi là hội chứng cận ung thư. Khi tế bào ung thư xuất hiện và phát triển thành khối u, cơ thể sẽ sinh kháng thể để tiêu diệt các tế bào lạ này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự nhầm lẫn có thể xảy ra dẫn đến kháng thể có thể bám vào và tiêu diệt cả những tế bào bình thường. Một nguyên nhân khác đến từ những chất có hoạt tính sinh học cao mà tế bào ung thư tiết ra như: tiền hormon, hormon, chất trung gian hóa học gây viêm, cytokine, protein trong giai đoạn bào thai,… sự tương tác giữa các yếu tố này với quá trình chuyển hóa trong cơ thể gây ra hội chứng cận ung thư này.
Và ung thư vòm họng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng cận ung thư biểu hiện ngoài thần kinh, nhóm bệnh lý nội tiết. Có thể bắt gặp một số trường hợp trong hội chứng cận ung thư nội tiết như: hội chứng Cushing, hội chứng tăng tiết ADH, tăng canxi máu, hạ đường máu, bệnh tăng hồng cầu.
Biến chứng sau điều trị
- Không có khả năng nói
- Khó nuốt
- Khó thở
- Biến dạng khuôn mặt hoặc cổ
2. Cần làm gì khi biến chứng xảy ra?
Vấn đề quan trọng nhất trong việc xử trí các biến chứng là điều trị ung thư thực quản – nguyên nhân chính gây ra bệnh. Đồng thời điều trị tốt các biến chứng kèm theo như trong trường hợp ung thư vòm họng di căn, hội chứng paraneoplastic. Các biện pháp cụ thể như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… sẽ được xem xét với từng trường hợp và do các thầy thuốc chuyên khoa quyết định.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
Với những trường hợp khô miệng, khó nuốt, khó thở:
- Cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt. Tránh thực phẩm khô. Nên ăn thực phẩm khô với nước sốt, nước dùng, bơ hoặc sữa.
- Tránh những món ăn gây kích ứng miệng.
- Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng. Hoặc có thể dùng kẹo cao su, kẹo không đường để kích thích miệng sản xuất nước bọt.
Trong trường hợp mất khả năng nói, bệnh nhân cần được tập hướng dẫn tập phát âm lại. Tuy nhiên điều này đòi hỏi thời gian và sự kiên trì rất lớn.
Với các bệnh nhân bị biến dạng mặt và cổ thì biện pháp phẫu thuật có thể được xem xét.
3. Các phòng tránh biến chứng
- Tuân thủ điều trị ung thư vòm họng. Tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
- Kiêng rượu bia, thuốc lá
- Không nên ăn đồ nướng, đồ còn quá nóng, cá muối và thức ăn lên men (dưa, cà muối,…)
Ung thư vòm họng là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Vậy Ung thư vòm họng có chữa được không? Khi có các biến chứng xảy ra thì việc trả lời cho câu hỏi này càng khó khăn hơn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, việc quan sát dấu hiệu cơ thể và tầm soát ung thư định kỳ rất quan trọng và cần thiết.
DS Thu Trang