Vai trò của thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã được chứng minh vai trò của thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày. Công Ty Dược phẩm Anvy đã có những tổng hợp nghiên cứu phối hợp các nhóm dược liệu trên cơ sở giải quyết các căn nguyên của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản như sau:

1. Tác dụng giảm tiết acid của thuốc nam trị trào ngược dạ dày

Dựa trên tác dụng của các vị thuốc chi tử:

Chi tử: tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis. Khả năng trung hòa acid của dịch chiết chi tử bằng dung môi ethanol và các thành phần ursolic acid, genipin cho thấy sự tăng pH của dịch dạ dày trong thử nghiệm in vitro trên ống nghiệm. Hoạt chất Gardenia jasminoides trong cao chi tử. Genipin, Gardenoside, acid urso-lic trong Chi tử có tác dụng  ức chế bơm proton tiết H+ và trung hòa acid. Các tác dụng được so sánh tương đương với Omeprazol.

Dựa trên tác dụng của các vị thuốc: hoài sơn, bạch thược, mộc hương:

  • Hoài sơn: tên khoa học là Dioscorea oppositifolia Tubers.

Cơ chế: chống viêm (ức chế các cytokin gây viêm và ức chế COX-2); khôi phục/ bảo vệ biểu hiện của Carbonic anhydrase ở tá tràng, đây là enzym xúc tác phản ứng tạo ra bicarbonat ở tuyến tụy giúp trung hòa acid dịch vị.  Saponin (dioscin) trong cao Hoài sơn giúp giảm sự tổn thương mô bằng cách kích hoạt enzym chống oxy hóa  (nghiên cứu in vivo trên chuột gây loét dạ dày bằng alcohol)

Cơ chế: chống oxy hóa của dịch chiết bạch thược cho tác dụng hiệu quả bảo vệ dạ dày trước tác nhân gây loét lên đến 88,8%.

  • Mộc hương: tên khoa học là Saussurea lappa (DC) C. B. Clarke.

Hoạt chất costunolide trong dịch chiết Mộc hương có tác dụng chống loét mạnh.

Bạch thược bảo vệ dạ dà, chống trào ngược dạ dày thực quản
Bạch thược bảo vệ dạ dà, chống trào ngược dạ dày thực quản

2. Các loại thuốc nam trị trào ngược dạ dày có tác dụng tăng tháo rỗng dạ dày, cầm nôn

Nhờ tác dụng của dược liệu mộc hương, can khương

  • Mộc Hương: Nước sắc mộc hương được sử dụng cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thông qua đường uống và kiểm tra sự thay đổi của các yếu tố như tổng lượng acid dạ dày, gastrin huyết thanh và nồng độ somatostatin huyết tương. Kết quả thử trên năm tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy việc đẩy nhanh thời gian làm trống dạ dày và giải phóng motilin nội sinh (P <0,01), trong khi không có sự thay đổi về tổng lượng acid, nồng độ somatostatin huyết tương và nồng độ gastrin huyết thanh (P> 0,05).
  • Can khương (Tên khoa học là Zingiber officinale Rose) có tác dụng cầm nôn theo y học cổ truyền.

3. Tăng cường cơ thắt được biển hiện trong các loại thảo dược sau

Nhờ tác dụng của các dược liệu: chỉ thực, trần bì:

  • Trần bì (Tên khoa học là Citrus reticulata).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trần bì có tác dụng kép trong việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này có thể làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa bằng cách ảnh hưởng đến sự bài tiết của các cơ quan tiêu hóa và tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột. Synephrine có thể thúc đẩy chuyển động đường tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ acetylcholine và motilin và giảm nồng độ chất P (SP) và peptide đường ruột. Hesperidin có thể thúc đẩy sự di chuyển của đường tiêu hóa bằng cách tăng lượng gastrin và giảm mức độ acetylcholine, motilin, chất P và peptide đường ruột. Ngoài ra, chiết xuất ethyl acetate có chứa polymethoxy flavones cũng có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

  • Chỉ thực (Tên khoa học là Fructus aurantii Immaturi.).

Tác dụng tăng cường nhu động đường tiêu hóa: Thông qua đánh giá các chỉ sô Vasoactive peptide ruột (VIP) và 5 – hydroxytryptamine (5-HT) điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa. Kết quả cho thấy: Fructus Aurantii làm tăng cường nhu động đường tiêu hóa bằng cách thay đổi 5-HT và VIP.

Xem thêm

Phát hiện và điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

4. Các vị thuốc nam trị trào ngược dạ dày làm kích thích tiêu hóa

Thể hiện qua tác dụng của các vị dược liệu: bạch truật, bạch linh, hoài sơn:

Diosgenin trong Hoài sơn được nghiên cứu làm tăng đáng kể các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa bao gồm Lactobacillus murinus và Lactobacillus reuteri.

Diosgenin trong hoài sơn làm tăng nồng độ Lactobacillus

Bạch truật  (Tên khoa học Atractylodes macrocephala Koidz.) Bạch linh (Tên khoa học Poria cocos Wolf) đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền kiện tỳ, vị; chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu.

5. Vị thuốc có tác dụng giảm căng thẳng

Thể hiện qua tác dụng của vị dược liệu: bạch thược

Paeoniflorin trong bạch thược có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ.

Bác sĩ Phạm Hằng

 

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận