Viêm tuyến tiền liệt và những điều cần biết
Viêm tuyến tiền liệt là một rối loạn của tuyến tiền liệt thường kết hợp với tình trạng viêm cần được quan tâm điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nội dung bài viêt
- Viêm tuyến tiền liệt là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn tới viêm tuyến tiền liệt?
- Những đối tượng nào có nguy cơ viêm tuyến tiền liệt?
- Viêm tuyến tiền liệt có biểu hiện như thế nào?
- Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
- Viêm tuyến tiền liệt nguy hiểm như thế nào?
- Điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào?
- Làm gì để phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt?
Viêm tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt là một rối loạn của tuyến tiền liệt thường kết hợp với tình trạng viêm. Viêm tuyến tiền liệt thường gây khó tiểu, hoặc đau ở vùng háng, vùng chậu hoặc bộ phận sinh dục. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt do một số vi khuẩn gây ra nhưng không phải tất cả các trường hợp viêm tuyến tiền liệt đều do nhiễm trùng.
Tuyến tiền liệt bị viêm
Nguyên nhân nào dẫn tới viêm tuyến tiền liệt?
Viêm tuyến tiền liệt có thể là do vi khuẩn hoặc không. Tuy nhiên, phân biệt viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn và không vi khuẩn rất khó khăn, đặc biệt là viêm tuyến tiền liệt mạn tính. Các nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt:
Do nhiễm trùng lân cận
Thường do các chủng vi khuẩn thông thường gây ra. Nhiễm trùng có thể do lây lan từ các bộ phận khác của hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản.
Chấn thương hoặc thủ thuật
Các chấn thương và thủ thuật như: sinh thiết tuyến tiền liệt, xông tiểu.
Các nguyên nhân khác:
- Nước tiểu đi vào tuyến tiền liệt
- Rối loạn chức năng hệ thần kinh, do đó chúng gửi tín hiệu đau sai đến não ngay cả khi không có vấn đề gì về thể chất
- Căng thẳng tâm lý hoặc hoạt động hormone không đều.
- Các rối loạn chức năng cơ sàn chậu (các cơ hỗ trợ bàng quang và ruột, giúp kiểm soát việc đi tiểu).
Những đối tượng nào có nguy cơ viêm tuyến tiền liệt?
- Tuổi thanh niên hoặc trung niên
- Đã từng bị viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm trùng hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản
- Nhiễm HIV hoặc AIDS
- Có dẫn lưu bàng quang (ống thông tiểu)
- Thực hiện thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Các yếu tố nguy cơ khác của viêm tuyến tiền liệt mãn tính / hội chứng đau vùng chậu mãn tính có thể bao gồm:
- Căng thẳng tâm lý
- Tổn thương dây thần kinh ở vùng chậu do phẫu thuật hoặc chấn thương.
Độ tuổi thanh niên cũng rất dễ bị viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có biểu hiện như thế nào?
Các triệu chứng thường gặp liên quan đến tiểu tiện như: tiểu nhiều lần và tiểu gấp, tắc nghẽn, cảm giác tiểu không hết bãi, tiểu dắt, tiểu đêm. Bệnh nhân có thể gặp đau ở vùng đáy chậu, giữa dương vật và hậu môn, bẹn, đầu dương vật, đau lưng phần thấp, hoặc tinh hoàn, đau khi xuất tinh. Một số các dấu hiệu khác khi bệnh thuộc các nhóm sau:
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính
Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, khó chịu và đau cơ. Tuyến tiền liệt lúc này thăm khám sẽ thấy mềm và sưng to lan toả cả tuyến, mềm nhão hoặc xơ chai hoặc kết hợp cả hai. Có thể có hội chứng nhiễm trùng toàn thân: có đặc điểm là nhịp tim nhanh, thở nhanh, và thỉnh thoảng có hạ huyết áp.
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mạn tính
Bệnh nhân sẽ tái phát đợt nhiễm trùng, triệu chứng thường nhẹ hơn so với viêm tuyến tiền liệt cấp tính.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính/hội chứng đau vùng chậu mãn tính
Đau là triệu chứng chủ yếu, thường đau khi xuất tinh. Các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện có thể xuất hiện. Tuyến tiền liệt khi kiểm tra có thể đau nhưng thường là không bị nhão hoặc sưng.
Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng
Thường không gây triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám các bệnh khác.
Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
Để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt, bác sỹ sẽ khai thác các triệu chứng, tiền sử bệnh, thăm khám trực tràng và thực hiện một số cận lâm sàng sau
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm này nhằm tìm dấu hiệu nhiễm trùng và các vấn đề về tuyến tiền liệt khác như PSA nhằm chẩn đoán hoặc loại trừ khả năng ung thư tiền liệt.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm nước tiểu
Nhằm tìm dấu hiệu bạch cầu, máu và vi khuẩn nhằm xác định nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra bạn có thể được cấy nước tiểu nhằm phát xác định loại vi khuẩn và xác định loại kháng sinh phù hợp.
Chẩn đoán hình ảnh
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI đường tiết niệu và tuyến tiền liệt hoặc siêu âm tuyến tiền liệt nhằm đánh giá kích thước tuyến tiền liệt, tình trạng nhu mô. Bên cạnh đó các biện pháp này còn giúp khảo sát kích thước và phát hiện áp xe nếu có.
Viêm tuyến tiền liệt nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng cơ quan lân cận
Viêm mào tinh hoàn
Nhiễm trùng huyết
Rối loạn chức năng sinh dục, sinh sản
Bất thường trong tinh dịch và vô sinh, Suy giảm chức năng tình dục
Những biến chứng khác
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính
- Áp xe tuyến tiền liệt.
- Ung thư tuyến tiền liệt
Điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào?
Nguyên tắc điều trị
Điều trị thay đổi đáng kể tuỳ theo nguyên nhân
Điều trị dựa vào nguyên nhân
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn
Bệnh nhân không quá nặng có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh, nghỉ ngơi tại giường. Nếu đáp ứng lâm sàng tốt, điều trị được tiếp tục trong khoảng 30 ngày để ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mạn tính. Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân phải nhập viện và dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch (ví dụ, ampicillin và gentamicin). Trường hợp mạn tính, cần điều trị bằng kháng sinh đường uống như fluoroquinolones ít nhất 6 tuần.
Chấn thương
Thuốc chống viêm nhóm NSAID.
Các vấn đề về thần kinh
Các thuốc chống lo âu (như thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin [SSRIs], benzodiazepine), kích thích thần kinh cùng, phản hồi sinh học, xoa bóp tuyến tiền liệt, và các thủ thuật can thiệp tuyến tiền liệt tối thiểu (như liệu pháp nhiệt bằng vi sóng) có thể được sử dụng.
Điều trị triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc NSAID trong điều trị triệu chứng
Thuốc giảm đau và chống viêm
Thuốc nhóm NSAID giúp giảm đau, hạ sốt
Thuốc chẹn beta giao cảm
Làm giãn cổ bàng quang
Thuốc làm giảm hormon tuyến tiền liệt
Cũng được chứng minh hiệu quả trong điều trị viêm tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu
- Tắm nước ấm, được gọi là tắm sitz
- Liệu pháp nhiệt cục bộ với chai nước nóng hoặc miếng sưởi
- Các bài tập:
- Bài tập Kegel — thắt chặt và thư giãn các cơ giữ nước tiểu trong bàng quang và giữ bàng quang ở vị trí thích hợp. Còn được gọi là các bài tập cơ vùng chậu.
- Giải phóng điểm kích hoạt cân cơ — ấn và kéo căng, làm lạnh và nóng các cơ và mô mềm ở lưng dưới, vùng xương chậu và cẳng chân.
- Thảo dược: liệu pháp thực vật với chiết xuất thực vật như quercetin, cây cọ
Làm gì để phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt?
- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục
- Hạn chế ngồi lâu nhằm giảm áp lực lên tuyến tiền liệt
- Tập thể dục và đi bộ:
- Ăn nhiều trái cây và rau
- Hạn chế dầu mỡ và các thức ăn cay nóng
- Hạn chế caffeine và rượu
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Quản lý căng thẳng
- Quan hệ tình dục an toàn