Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng

Mặc dù viêm mũi dị ứng không phải là bệnh đe dọa tính mạng (trừ khi kèm theo hen suyễn hoặc sốc phản vệ), nhưng bệnh với các triệu chứng như: hắc xì liên tục, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng, chảy nước mắt,…. cũng gây nên những khó chịu đáng kể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Xông mũi là một trong những biện pháp chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi, xảy ra phổ biến nhất là viêm mũi dị ứng, là viêm màng nhầy được đặc trưng bởi hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi, hoặc là sự kết hợp của các triệu chứng trên do di ứng với các tác nhân trong hoặc ngoài cơ thể như khói, bụi, thời tiết, các tác nhân ở môi trường sống và làm việc …

Đặc biệt viêm mũi dị ứng là bệnh thường kéo dài, nếu không điều trị sẽ diễn tiến, dẫn đến viêm xoang và nhiều bệnh lý hô hấp khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi...

Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi…

Có những cách nào chữa viêm mũi dị ứng

Mục tiêu của chữa viêm mũi dị ứng là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng). Có 3 phương thức căn bản để chữa viêm mũi dị ứng:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng và kiểm soát môi trường sống
  • Điều trị nội khoa: dùng thuốc uống hoặc xông hít
  • Thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp – immunotherapy): phương pháp này chỉ được xem xét khi áp dụng cả 2 phương pháp trên đều thất bại.
  • Trong một số trường hợp, phẫu thuật được xem là biện pháp nên được lựa chọn. Đó là khi nguyên nhân gây ra bệnh nằm ở cơ địa bệnh nhân như: polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi,… đã gặp thất bại trong điều trị nội khoa.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp xông hít

Trước thực tế các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây nên nhiều đau đớn, khó chịu nhưng sử dụng các loại thuốc tân dược dù giảm bớt được phần nào những cũng không đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng vì các tác dụng không mong muốn mà một số thuốc đem lại.

Dựa trên nền tảng thuốc y học cổ truyền với các dược liệu lành tính, dễ tìm như: lá trầu không, gừng, sả, tỏi, các loại tinh dầu,… Phương pháp  điều trị viêm mũi dị ứng bằng xông hít đã đáp ứng được các yêu cầu của người bệnh.

Xông mũi bằng lá trầu không

Đặc điểm và công dụng chính của lá trầu không:

Lá trầu không là tên gọi mà dân gian ta vẫn thường gọi, còn trong khoa học nó có tên là Piper betle L., là thảo dược thuộc họ hồ tiêu – Piperaceae. Là thảo dược thân leo, phần lá có hình trái xoan hoặc hình tim, có cuống. Hoa mọc thành từng bông riêng biệt.

Cần lưu ý đặc điểm hình thái này để phân biệt với lá lốt, do bên ngoài khá giống nhau nên nếu quan sát thoáng qua, dễ gây nhầm lẫn.

Theo những công trình nghiên cứu của y học hiện đại, cứ trong 100g lá trầu có chứa đến 3,1% protein, 85,4 % độ ẩm, 2,3% muối khoảng, 2,3% chất xơ 0,8% chất béo, và 6,1% cacbonhydrit…. Còn trong đông y, lá trầu có tính ấm, vị cay nồng có công dụng chính là diệt trừ vi khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, kích thích tiêu hóa rất công hiệu.

Xông mũi bằng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng

Xông mũi bằng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện:

  • Hái lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi sau đó vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước sạch.
  • Để lửa vừa phải, đun cho đến khi sôi có hơi nước bốc ra thì bắc nồi xông ra để thực hiện xông mũi.
  • Sau khi tách nồi xông ra khỏi bếp. Đặt nồi xông cách mặt khoảng 20 – 30 cm (khoảng cách tùy chỉnh cho phù hợp với mặt người xông) sao cho đảm bảo hơi thuốc từ nồi đủ để có thể đi vào mũi dễ dàng, hiệu quả.
  • Có thể trùm khăn, phủ kín đầu và nồi nước để bảo toàn lượng hơi thuốc  bốc lên, giúp tăng năng suất.
  • Thực hiện ngày trong 10 -15 phút. Ngày 1 – 2 lần tùy mức độ bệnh.

Khi thực hiện theo cách này, khói theo đường thở vào mũi. Khi đó các tinh dầu có trong thành phần của lá trầu sẽ làm lành những tổn thương, diệt khuẩn và đẩy các dịch mủ thoát ra bên ngoài.

Trong quá trình thực hiện xông mũi bằng lá trầu không, nên nhớ luôn mang theo 1 chiếc khăn tay mềm để lau nước mũi, bởi với cách này các dịch mủ sẽ được đẩy ra liên tục.

Phương pháp này khá đơn giản, bất cứ ai đều có thể thực hiện được ngay tại nhà, nhưng để bài thuốc này phát huy hiệu quả, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nhưng cũng không nên quá lạm dụng nó.

Xông mũi bằng tinh dầu

Thành phần của tinh dầu

Tinh dầu được lựa chọn là các tinh dầu có tính kháng viêm như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu đinh hương, tinh dầu khuynh diệp,…

Xông mũi bằng tinh dầu có tính kháng viêm như bạc hà,khuynh diệp...rất tốt cho người viêm mũi dị ứng

Xông mũi bằng tinh dầu có tính kháng viêm như bạc hà,khuynh diệp…rất tốt cho người viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện

  • Nước nóng, cho vào 1 cái tô rộng.
  • Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu nguyên chất vào tô nước.
  • Đặt tô nước cách mặt khoảng 20 – 30 cm (khoảng cách tùy chỉnh cho phù hợp với mặt người xông) sao cho đảm bảo hơi tinh dầu bốc lên từ tô nước đủ để có thể đi vào mũi dễ dàng, hiệu quả
  • Có thể trùm khăn , phủ kín đầu và tô nước để bảo toàn lượng hơi tinh dầu bốc lên, giúp tăng năng suất hít tinh dầu.
  • Thực hiện trong 10 -1 5 phút, ngày làm 2 -3 lần tùy mức độ bệnh.

Tinh dầu dược liệu được sử dụng có tác dụng làm loãng chất tiết dịch, mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, giảm đau, chống virut và kháng khuẩn, trấn an tinh thần, thư giãn cơ thể.

Đặc điểm của phương pháp này là mùi hương từ tinh dầu tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho người bệnh ngay tức khắc.

Xông mũi bằng tỏi

Thành phần trong tỏi

Tỏi là nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng làm thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng. Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên, giúp đường thở thông thoáng, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và kích hoạt phản ứng viêm.

Xông mũi bằng tỏi mỗi tối là cách chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả

Xông mũi bằng tỏi mỗi tối là cách chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả

Cách thực hiện

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sinh lý trước khi bắt đầu xông
  • Dùng 3 -5 tép tỏi tươi, bóc sạch phần vỏ và giã dập
  • Cho trực tiếp vào nồi nước sôi dùng xông mũi
  • Trùm khăn lớn, phủ kín đầu, hít thổ đều
  • Dùng tỏi xông mũi áp dùng ngày 1 lần vào buổi tối

Lưu ý khi sử dụng phương pháp xông mũi

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng chỉ đáp ứng được triệu chứng mà không thể điều trị dứt điểm bệnh. Khi thực hiện, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Đối với phương pháp xông mũi nói chung và xông mũi bằng dược liệu nói riêng, bên cạnh tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng, điều trị bệnh có có các ưu điểm vượt trội là: đơn giản, rẻ tiền, đem lại tác dụng hầu như ngay tức khắc ngay lần sử dụng đầu tiên. Bên cạnh đó, xông hít còn giúp tăng tuần hoàn máu ở vùng đầu, mặt giúp máu huyết lưu thông, vừa làm sạch đường hô hấp, vừa phần nào giải cảm, giảm stress, đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người dùng.
  • Đồng thời trong quá trình chữa trị theo cách này, người bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không còn khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe chính bản thân những người bệnh.
  • Phương pháp xông hít áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ bớt liều lượng và bắt buộc phải có sự giám sát của người lớn.

Xem thêm: Chữa viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc đông y