Xuất huyết tiêu hóa thấp (dưới) và những điều cần biết

Không phổ biến như xuất huyết tiêu hóa cao (trên), nhưng xuất huyết tiêu hóa dưới (thấp) cũng có thể gặp trong nhiều trường hợp và có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trong cho sức khỏe.

1.Xuất huyết tiêu hóa dưới là bệnh gì?

                 Chảy máu trong đường tiêu hóa (Ảnh internet)

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa chảy vào lòng ống tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa thấp, hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới, là sự xuất huyết xảy ra ở đoạn dưới của ống tiêu hóa, bao gồm ruột non (hỗng tang, hồi tràng) và ruột già (đại tràng, trực tràng).

2.Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới thường là do các bệnh lý:

Bệnh lý túi thừa, đại tràng, ruột non.

Loạn sản mạch máu

         U đại tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa (Ảnh internet)

U đại tràng, ruột non lành hoặc ác tính

Viêm ruột non, đại tràng, trực tràng

Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng

Các bệnh giảm tiểu cầu, ưa chảy máu, dùng thuốc chống đông.

3.Yếu tố nguy cơ

                      Bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới (Ảnh internet)

Bệnh thường gặp ở nam giới và tăng theo tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều. Nguy cơ xuất hiện chảy máu càng tăng khi mắc các bệnh lý về ruột non, đại tràng, trực tràng như khối u hay ung thư, viêm nhiễm hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa. Người mắc các bệnh về mạch máu như loạn sản mạch, nhồi máu,…các bệnh lý về huyết học như giảm tiểu cầu, ưa chảy máu, đang dùng thuốc chống đông.

4.Triệu chứng của bệnh

                                       Đi ngoài ra máu (Ảnh internet)

Khác với xuất huyết tiêu hóa trên có biểu hiện nôn ra máu và đi ngoài phân đen, xuất huyết tiêu hóa thấp thường cho triệu chứng là đi ngoài ra máu hoặc phân màu đen. Đi ngoài ra máu tươi có thể ở đầu bãi hay cuối bãi, lẫn với phân hoặc bọc ngoài phân, hoặc khi chùi mới thấy. Đi ngoài phân đen như nhựa đường, bồ hóng, hoặc bã cà phê, có mùi khẳm. Việc đi ngoài ra máu hay đi ngoài phân đen biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng mất nhiều máu có thể dẫn tới sốc do mất máu: mặt tím tía, da lạnh, huyết áp tụt. Những trường hợp nặng như trên cần được đi cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra có hể có các biểu hiện khác như đau bụng, sôi ruột, ù tai, hoa mắt chóng mặt, khát nước.

5.Điều trị bệnh

Giống như xuất huyết tiêu hóa cao, xuất huyết tiêu hóa dưới cũng một trong những cấp cứu nội, ngoại khoa cần được xử trí kịp thời. Việc cần làm ban đầu là hồi sức cho người bệnh, đảm bảo hô hấp và truyền dịch, truyền máu nếu cần để bù lại lượng dịch cơ thể đã mát, giúp ổn định huyết áp và tim mạch. Khi tình trạng bệnh nhân đã tương đối ổn định thì cần xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu để cầm máu. Việc cầm máu có thể thông qua nội soi để tiêm epinephrine, đốt điện, kẹp clip,…Hoặc có thể phẫu trong trường hợp nội soi thất bại hoặc tái phát sau nội soi, sốc kèm với chảy máu tái phát, chảy máu ít, kiên tục, cần truyền trên 3 đơn vị máu một ngày.

6.Cách phòng tránh bệnh

Để không xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể dấn tới thiếu máu, mất máu, thậm chí là tử vong, người bệnh cần lưu ý đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời các bệnh lý về ruột, đại tràng, trực tràng.

Ngoài ra cũng hình thành lối sống khỏe mạnh như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh đồ uống có cồn, không ăn thực phẩm khó tiêu, ngủ đúng giờ và đủ giấc tránh căng thẳng kéo dài.

BS. Đỗ Thị Gấm

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận