Đông trùng hạ thảo
1. Mô tả
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus.
2. Thành phần hóa học
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau.
Các hoạt chất quý: cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine.
3. Tác dụng của đông trùng hạ thảo
ĐTHT với hệ thống miễn dịch
Tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào, điều tiết phản ứng miễn dịch của tế bào lympho B, ức chế chọn lọc hoạt tính của tế bào lympho T, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự loại bỏ tổ chức cấy ghép khá tốt.
ĐTHT đối với hệ thống tuần hoàn tim, não
ĐTHT có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch.
ĐTHT đối với hệ hô hấp
ĐTHT có tác dụng bình xuyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng.
ĐTHT đối với hệ thống nội tiết
Đông trùng hạ thảo có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể.
4. Cách dùng
Cách ăn trực tiếp:
- thường mỗi lần ăn từ 1- 3g khô
- ngâm đông trùng hạ thảo khô trong nước nóng 60 độ. Sau 3 – 10 phút có thể lấy đông trùng hạ thảo ra nhai.
Chế biến món ăn
- Có thể dùng dạng nguyên “con” để hầm gà, chim câu…
- Có thể tán bột để làm bánh hoặc cho vào các món sinh tố
Cách ngâm mật ong/rượu
- 10g khô ngâm với 1 lít mật ong. Ngâm ít nhất 7 ngày. mỗi lần uống khoảng 20ml pha với nước trước ăn sáng.
- 10g khô ngâm với 500ml – 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Sau 30 ngày có thể dùng. Mỗi lần uống 15-20ml.
Ngoài ra có thể dùng bột trùng thảo để cho vào nước ép trái cây, sữa chua, bánh, nước sốt của các món ăn…