Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý phổ biến hiện nay khi ăn uống các thực phẩm không đảm bảo chất lượng và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột kịp thời là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho quý vị.
Bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột rất dễ mắc phải và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nội dung bài viêt
1. Nhiễm trùng đường ruột là gì?
Nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột còn được biết đến với cái tên là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus, nấm men hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh được biểu hiện với triệu chứng điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy phân lỏng như nước, thậm chí có nhầy máu kèm theo bị nôn mửa nhiều và sốt. Bệnh diễn biến nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
2. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột
2.1 Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh chứa vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm bị ô nhiễm đều có thể bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số thực phẩm có nguy cơ tiềm tàng lớn hơn như trứng thịt,, thịt gia cầm chưa được nấu chín hoặc sống, trái cây, rau rửa chưa sạch,..
Ngoài ra, sữa, trái cây không được tiệt trùng hoặc bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột.
Bên cạnh đó, tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn ở người này có thể lây sang thức ăn mà con người tiếp xúc, từ đó lây bệnh cho người khác.
Các loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột bao gồm:
Salmonella: thường do ăn thịt, trứng chưa được nấu chín hoặc sống.
Escherichia coli (E. coli): Có trong trong ruột của người và động vật. Theo các nghiên cứu thì phần lớn các loại vi khuẩn E.coli không những không gây hại mà còn có thể cộng sinh góp phần làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn E.coli như O157:H7 là loại vi khuẩn có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều nhất, gây ra tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra máu.
Helicobacter pylori: Còn gọi là khuẩn HP, đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn HP chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với chất phân, nước bọt hoặc ăn các thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín, không đảm bảo vệ sinh, uống nước bị nhiễm khuẩn, không rửa tay trước khi ăn, tiếp xúc nước bọt, hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng với người nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP gây tổn thường lớp nhầy niêm mạc dạ dày – tá tràng dẫn đến loét dạ dày – tá tràng.
Staphylococcus (nhiễm trùng tụ cầu)
Clostridium perfringens (vi khuẩn kỵ khí sinh bào tử gram dương);
Listeria.
2.2 Nhiễm trùng đường ruột do virus
Nhiễm trùng đường ruột do virut
Norovirus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột trên toàn thế giới. Virus lây truyền qua thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc từ người bị nhiễm sang người lành.
Rotavirus: là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu nhiễm trùng ở trẻ em. Trẻ em thường bị nhiễm khi tiếp xúc vào các đồ vật bị nhiễm virus, sau đó đưa ngón tay vào miệng. Có khoảng 19.000 – 21.000 trường hợp mắc bệnh cúm dạ dày ở Hoa Kỳ mỗi năm là do norovirus theo thống kê của Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa (NIDDK)
2.3 Nhiễm trùng do nấm men và ký sinh trùng
Bên cạnh vi khuẩn và virus, ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột phổ biến. Hai loại nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất là:
Giardia (sốt hải lỵ): Đây là loại ký sinh trùng dễ dàng lây truyền từ người sang người do tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm , chủ yếu trong các bể bơi công cộng khi uống nước và tắm ở các hồ và suối bị ô nhiễm.
Cryptosporidium: Đây là một loại ký sinh trùng cực nhỏ gây bệnh. Cryptosporidium có một lớp vỏ bảo vệ bên ngoài giúp nó có thể tồn tại bên ngoài vật chủ và trong nước có nồng độ clo thường quy.
Ngoài ra, giun sán đường ruột, hoặc giun, sán đơn bào cũng là nhừng loại ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể lây lan từ động vật sang người, ví dụ như bệnh toxoplasmosis khi tiếp xúc với phân mèo.
3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột
Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột
Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột thường gặp bao gồm:
- Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân
- Chướng bụng, đầy hơi
- Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
- Đau bụng cấp tính, Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đi đại tiện ra máu hoặc có chất nhầy trong phân
- Đau cơ
- Sốt
- Một số triệu chứng tâm thần như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.
4. Điều trị nhiễm trùng đường ruột như thế nào?
Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột đều có triệu chứng tiêu chảy và triệu chứng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên bổ sung để đảm bảo đủ nước cho cơ thể.
Nếu người bệnh mất quá nhiều nước, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được truyền nước do bị mất trong quá trình bị tiêu chảy hoặc bị nôn, sốt.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bác sỹ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây bệnh. Thông thường, xét nghiệm mẫu phân được sử dụng nhiều hơn cả.
Bệnh nhân là trẻ em cần chăm sóc đặc biệt hơn.
Bác sỹ điều tị sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng và diễn biến bệnh.
Một số lưu ý
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Uống nhiều nước để phòng tránh các nhiễm trùng
- Nguồn nước hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân.
Rửa tay thật sạch sẽ để ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.
Khi bị nhiễm trùng đường ruột, nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sỹ thăm khám, điều trị. Không tự ý dùng loại thuốc nào chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Không tự tiên sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.
Tóm lại, nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý phổ biến trong xã hội, do đó việc chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột là rất quan trọng. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị nhiều thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng đường ruột.
Đỗ Thị Hồng Huệ tại https://thaythuocvietnam.vn/