Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu: nguyên nhân và cách khắc phục

Học hàm, học vị:
Tỉnh/TP:
Chuyên khoa:

Trong những năm đầu đời, đặc biệt là thời kỳ sơ sinh, các cơ quan của trẻ có sự thay đổi và dần hoàn thiện để thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể người mẹ. Môt trong số những cách đánh giá quá trình này diễn ra có tốt hay không mà bố mẹ có thể dễ dàng thực hiện, đó là theo dõi phân và nước tiểu của em bé. Bên cạnh những biến đổi sinh lý không đáng lo ngại, còn có những biến đổi là chỉ dấu cho những bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một trong số đó là khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách xử trí chúng.

Cần phần hiện sớm tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy máu để tránh những hậu quả đáng tiếc

Cần phần hiện sớm tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy máu để tránh những hậu quả đáng tiếc

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu là như thế nào?

Chất nhầy vốn được tiết ra từ lớp niêm mạc lót mặt trong của đường tiêu hóa với tác dụng hỗ trợ quá trình đào thải các chất cặn bã. Chúng có màu hơi vàng nhẹ hoặc trong suốt. Ở tình trạng bình thường khó mà nhận thấy chất nhầy trong phân của trẻ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu là tình trạng bất thường về màu sắc và hình dạng phân của trẻ. Phân lỏng do tăng tiết chất nhầy. Màu sắc có thể là đen, bã cà phê hoặc đỏ tươi tùy theo vị trí tổn thương.

Khi nhận định trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu cần phải loại trừ trường hợp đang sử dụng các thuốc (kháng sinh, Bismuth, sắt), các loại thực phẩm có màu (socola, quả việt quất, rau bina, rau cải xanh)

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu trong đó thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:

2.1. Nhiễm trùng 

Là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu thường gặp nhất. Có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Các biểu hiện thường gặp là tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng, sốt cao, quấy khóc, bỏ bú,… và hậu quả cuối cùng là tình trạng mất nước, mất điện giải nặng nề. Trẻ cần được bác sĩ thăm khám để tìm ra tác nhân gây nhiễm trùng, đánh giá mức độ nặng của bệnh từ đó có phương án điều trị thích hợp để tránh những biến chứng đáng tiếc.  

– Bệnh lỵ trực trùng: nguyên nhân do trực khuẩn Shigella. Dễ lây truyền khi các trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa,.. hoặc lây gián tiếp qua ruồi nhặng, thức ăn, nước uống. Bệnh có cao điểm vào mùa nóng và mùa mưa, dễ bùng phát thành dịch. Cách phòng bệnh tốt nhất là rửa tay thường xuyên và đúng cách, ăn chín uống sôi.

2.2. Lồng ruột:

Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột vì một lý do nào đó chui vào bên trong lòng của đoạn ruột kế cận.

Đây là nguyên nhân phổ biến số hai khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Thường gặp ở trẻ trai, trong độ tuổi từ 6 – 9 tháng, thể trạng bụ bẫm và vào thời gian mùa Xuân hoặc Thu. Trước khi đi ngoài lẫn máu, trẻ thường có biểu hiện khóc thét từng cơn, bỏ bú trong khi trước đó vẫn vui chơi, ăn uống bình thường. Ngoài ra có thể nôn ra dịch tiêu hóa. Nếu để ý kỹ cha mẹ có thể nhận thấy khối lồng ở bụng của trẻ.

Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời lồng ruột, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột,… và dẫn đến tử vong.

Lồng ruột thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 9 tháng

Lồng ruột

2.3. Bệnh lý tại hậu môn:

Phổ biến nhất là nứt kẽ hậu môn ở trẻ bị táo bón lâu ngày.

Khi trẻ bị táo bón, phân sẽ khô và cứng hơn bình thường. Lúc này, để tống được phân ra ngoài, trẻ phải rặn một lực lớn do đó dễ làm niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây ra tình trạng chảy máu đỏ tươi. 

Nứt kẽ hậu môn hay gặp ở trẻ bị táo bón lâu ngày

Nứt kẽ hậu môn hay gặp ở trẻ bị táo bón lâu ngày

2.4. Các nguyên nhân khác khiến trẻ đi ngoài có nhầy máu:

– Polyp đại trực tràng: phần lớn là lành tính. Trừ polyp có yếu tố gia đình (Hội chứng Peutz-Jeghers) có khả năng tiến triển thành ung thư. Trẻ thể trạng béo phì, chế độ ăn thừa chất béo, ít chất xơ và thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đa số sẽ không có triệu chứng, tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra khi Polyp tăng kích thước. Lúc này cần phải theo dõi và phẫu thuật để tránh nguy cơ tắc ruột.

Polyp đại trực tràng: phần lớn là lành tính

Polyp đại trực tràng: phần lớn là lành tính

– Bệnh Crohn: hiện tại chưa rõ cơ chế gây bệnh, nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh gây nên tình trạng viêm nhiễm đường ruột kéo dài. Hậu quả là trẻ kém hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến hạn chế phát triển về thể chất và trí tuệ. 

– Thiếu vitamin K: vitamin K là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu. Khi thiếu hụt nó, một vài vết thương nhỏ tại đường tiêu hóa cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài với biểu hiện đi ngoài lẫn máu. Trẻ dưới 6 tháng tuổi với nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu từ sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể dễ gặp tình trạng này. Vì vậy cần chú ý bổ sung loại vitamin này trong khẩu phần ăn của mẹ.

3. Trẻ đi ngoài có nhầy máu liệu có nguy hiểm không?

Tùy vào mức độ chảy máu, thời gian diễn ra và các triệu chứng tiêu hóa khác kèm theo mà tình trạng này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ. Nhưng đa phần chúng đều báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng trẻ đi ngoài có nhầy máu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển,… và thậm chí là tử vong.

4. Cần làm gì khi trẻ đi ngoài có nhầy máu?

Khi phát hiện trẻ đi ngoài có nhầy máu, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể, để được bác sĩ thăm khám một cách toàn diện từ đó tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. 

Một số phương pháp điều trị bệnh lý gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có nhầy máu là:

– Khi có nhiễm trùng đường tiêu hóa: sử dụng kháng sinh. 

– Lồng ruột: bơm hơi tháo lồng nếu đến sớm, phẫu thuật (khi tháo lồng thất bại hoặc đến muộn).

– Polyp đại trực tràng: phẫu thuật cắt Polyp.

– Điều trị triệu chứng,nâng đỡ thể trạng: giảm đau; cầm tiêu chảy, chống nôn; bổ sung men tiêu hóa, nước và điện giải; bổ sung sắt.

Bs Nguyễn Việt Hưng

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận