Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Thông thường, các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy sẽ biến mất trong một vài ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tiêu chảy còn gây nên tình trạng mất nước và nếu kéo dài cũng sẽ tác động không nhỏ đến sức khoẻ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn thức ăn như thế nào giúp làm giảm cơn đau và khôi phục lại sức sau khi tiêu chảy thay vì khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Nên và không nên làm gì khi bị tiêu chảy?

1. Khi bị tiêu chảy nên ăn gì?

1.1. Các loại thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy

Khi bị đau bụng đi ngoài mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Những thực phẩm mà hệ tiêu hóa dễ hấp thu là lựa chọn phù hợp và có lợi cho những người bị tiêu chảy. Các nhóm thực phẩm được khuyên dùng như tinh bột, đạm, vitamin và chất khoáng. Tiêu chảy nên ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm nên dùng khi gặp phải vấn đề bị đi ngoài nhiều lần trong ngày: 

Gạo trắng: Thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột, có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế, khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa ổn định lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Cơm có vị rất nhạt, dễ tiêu hóa và cũng có tác dụng liên kết phân lỏng. 

 

Cơm có vị rất nhạt, dễ tiêu hóa

Cơm có vị rất nhạt, dễ tiêu hóa

Bánh mì nướng: Có tác dụng giảm các triệu chứng tiêu chảy. Trong bánh mì nướng, hàm lượng tinh bột đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày. Khi ăn bánh mì nướng có thể giúp làm giảm đi ngoài bằng việc thêm số lượng lớn tinh bột vào hệ tiêu hóa, giúp làm đặc khối phân. 

Khoai tây nghiền: Đây là thực phẩm chứa nhiều nước và các chất điện giải. Đặc biệt, trong khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm và làm giảm những cơn đau quặn thắt khi bị đau bụng đi ngoài.

Thịt gà, thịt lợn nạc: Khi bị đau bụng đi ngoài nhiều lần, cơ thể sẽ mất đi một lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Thịt gà, thịt lợn nạc là loại thực phẩm giàu đạm và nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi chế biến, nên nấu chín mềm, cắt thành miếng nhỏ hoặc xay vụn để giúp trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà

Thịt gà – thực phẩm giúp bổ sung chất đạm, cái thiện sức khỏe nhanh chóng

Canh rau củ, canh súp hầm xương: Đây là những món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn. Thông qua việc uống canh là một cách bổ sung lượng nước đã mất cho người bệnh.

Chuối Có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp giảm chứng tiêu chảy và các triệu chứng liên quan. Ngoài ra, hàm lượng kali có trong chuối, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cần thiết thường bị mất trong quá trình tiêu chảy. 

Táo: Trong táo là lượng chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Chất pectin chứa trong sốt táo giúp làm chậm quá trình bài tiết đường ruột, đồng thời có thể làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Không những thế, lượng đường tự nhiên chứa trong sốt táo còn giúp bổ sung năng lượng tức thời bị mất đi khi bị tiêu chảy. Nhờ có tính dịu nhẹ và dễ tiêu hóa nên sốt táo là một trong các thực phẩm có hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiêu chảy.

Sữa chua: Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp dạ dày dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bị tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

Trong sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, giúp tiêu diệt các vi khuẩn xấu

Bổ sung nước và điện giải: bổ sung nước ngay từ giai đoạn đầu là rất quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mất nước và loại bỏ bất kỳ độc tố nào ra khỏi cơ thể. Những loại nước có chứa nguồn điện giải và khoáng chất nên dùng khi bị tiêu chảy như: Nước canh, nước cháo, nước dừa, oresol…

Xem thêm: Những cách chữa tiêu chảy hiệu quả ngay tức thì

1.2. Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người tiêu chảy

Người mắc bệnh tiêu chảy thường phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, mất nước và chất điện giải. Chính vì vậy khi bị tiêu chảy, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý. Để đảm bảo dinh dưỡng, khi chế biến thức ăn cho người tiêu chảy cần chú ý những vấn đề sau:

Ăn chín, uống sôi: khi chế biến các loại thực phẩm cần nấu chín kỹ để cho tất cả các mầm bệnh bị tiêu diệt. Sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn, uống nước đã đun sôi giúp giảm khả năng nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.

Chế biến thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu: Nên chế biến ở dạng hầm, luộc, om,…Các thực phẩm sử dụng cần được băm, thái nhỏ để dạ dày và đường ruột dễ tiêu hoá.  Sau khi tình trạng mất nước được cải thiện có thể chuyển ăn dần đặc hơn.

Cho ăn tăng dần: Người chăm sóc cần tăng dần khối lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước, chất điện giải, vitamin và năng lượng cho người bệnh.

Tránh các loại thức ăn dễ lên men: Các loại thức ăn lên men như dưa chua, cà muối… vô cùng có hại cho người bệnh mắc tiêu chảy.

Cần ăn uống đúng bữa, khoa học: Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để người bệnh dễ hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Đặc biệt, cần chú ý bảo quản an toàn thực phẩm, rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, rau và hoa quả rửa dưới vòi nước chảy. Vệ sinh dao thớt, chậu rửa trước và sau sử dụng. 

Thức ăn cần được nấu chín và bảo quản đúng cách: hạn chế để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Rửa trái cây dưới vòi nước sạch trước khi ăn

      Rửa trái cây dưới vòi nước sạch trước khi ăn

Xem thêm: Cách sử dụng Smecta điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em

2. Khi bị tiêu chảy kiêng ăn gì?

2.1. Những thức ăn dầu mỡ

Những thực phẩm được chế biến bằng cách chiên, xào thường hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chúng có chứa hàm lượng chất béo cao gây nên những cơn co thắt ruột, khiến tình trạng đi ngoài thêm nặng hơn.

2.2. Những thức ăn gây đầy hơi

– Những loại rau như bắp cải, giá đỗ, măng…là thực phẩm chứa nhiều chất xơ dễ sinh hơi, gây khó tiêu.

– Hạn chế sử dụng một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho, mận khô) vì cũng gây đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.

– Chất xơ trong các loại cơm nấu từ gạo nâu (gạo lứt) có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

2.3. Những thực phẩm từ bơ, sữa, đường

Nên tránh sử dụng:

– Nhóm thực phẩm như sữa động vật (sữa bò, sữa dê,…)

– Các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát vì có chứa thành phần lactose gây đầy bụng, khó tiêu.

2.4. Các chất kích thích như rượu, bia, cafe…

Các thức ăn và thức uống có tính chất kích thích hệ bài tiết sẽ dẫn đến mất nước, vì vậy nên tránh sử dụng các thực phẩm này. Đây không phải là thực phẩm lành mạnh với người bệnh nói chung và người bị tiêu chảy nói riêng. 

Hàm lượng carbohydrate cao trong bia, rượu là yếu tố lên men trong ruột, gây đầy hơi, đi ngoài. 

Nước có ga hay cà phê cũng gây kích thích đường ruột, khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều hơn Tránh sử dụng các loại nước có cồn, ga gây đầy hơi, đi ngoài nhiều hơn

 Tránh sử dụng các loại nước có cồn, ga gây đầy hơi, đi ngoài nhiều hơn

Có hiểu biết về loại thực phẩm nên và không nên dùng khi bị tiêu chảy để xây dựng chế độ ăn hợp lý, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Trong các trường hợp tiêu chảy nặng, cần điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.

Như vậy qua bài viết chúng ta đã giải đáp được câu hỏi bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức

Nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/

BS Chu Thị Thanh Hoài

Xem thêm: Tác dụng thuốc Smecta trong điều trị tiêu chảy

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận